Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

Học ... học như thế nào nhỉ ?



"Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân vừa có chỉ thị: trong vòng hai năm, bắt đầu từ năm học 2009-2010 chấm dứt tình trạng học chủ yếu qua đọc - chép trong các trường THCS và THPT. Đây là một quyết định xem ra đã được chờ đợi từ rất lâu và hi vọng có thể tạo ra những thay đổi căn bản cho nền giáo dục nước nhà!" ( Trích bài viết Rắn không là... bò! - báo Tuổi trẻ)

Đọc bài viết này trên Tuổi Trẻ, tự nhiên thấy hay hay ... Từ khi Mr Nguyễn Thiện Nhân lên làm Bộ trưởng Bộ GD, ổng chỉ thị một loạt phong trào, một loạt cải cách, để rồi ... chẳng cái nào ra cái nào. Từ năm mình thi ĐH đã ầm ĩ vụ gộp 2 kỳ thi tốt nghiệp và ĐH vào làm 1, mà giờ đã xong đâu, nghe đâu lại lùi qua 2012. Rồi chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM ... đủ cả, rứa mà giờ coi lại đã có mấy cái được hoàn thiện đâu. Thực ra không phải không có, nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ thui, đó là kì thi tốt nghiệp PTTH đã được làm rắn hơn, nghiêm túc hơn. Nhưng thực ra mà nói, cái thành tích này tui nghĩ cũng chẳng có gì là tot tát cả, chỉ 1 kì thi có 2 ngày, dù là cả nước cùng thi nhưng ở đâu cũng được đầu tư một đống, bao nhiêu giám thị được đào tạo đầy đủ, năm nào cũng vậy, thế nên nếu có muốn chặt thì cũng dễ thui, bảo giám thị mạnh tay, chứu không để các em ngồi chép bài nhau như thật nữa. Cái đó thì đơn giản thôi, còn những cái khác mang tầm vĩ mô hơn kia kìa, vd như cả 1 phong trào chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, đã thấy hiệu quả cụ thể ở mảng nào đâu (ah là cái kì thi tốt nghiệp đó đó), nói gì đến hiệu quả toàn diện ... Vậy mới thấy, những cái to tát nói thì dễ mà bắt tay làm mới thấy khó khăn thế nào. Mà đó mới là những vấn đề về mặt hành chính, chứ chưa đi cụ thể vào vấn đề giáo dục - cái sự học của học sinh sinh viên như lần này đâu nhé.

Cái này, theo tui là quả bom nổ sau hàng loạt những sự kiện hâm nóng dư luận 1 thời những chưa thấy có gì giải tỏa. Thì đơn giản, cải tổ phương pháp học - nghĩa là cải tổ lại hoàn toàn cách dạy, cách học từ xưa đến nay của giáo viên và người học, cải tổ từ tư duy đến cách làm, tất cả những điều này là điều cơ bản để khắc phục những yếu kém đang tồn tại trong nền giáo dục (tức là dạy và học) của chúng ta hiện nay. Chúng ta kể ra những yếu kém của người học như lưởi suy nghĩ, học thì ngồi chép lia lịa nếu chăm chỉ, còn không thì cũng thôi luôn, kém sáng tạo trong học tập, kết quả là những bài văn hay "mất ngủ" hay những bài sử đầy hấp dẫn ly kỳ như truyện giả tưởng (lấy văn , sử thôi), người dạy thì chỉ dạy theo sách, cứ sách mà phang, dạy xong là xong, khỏi cần mở mang, sáng tạp thêm gì cho người học. Cái đó, tui nghĩ, phải sửa từ tư duy của cả người dạy và người học. Mà muốn thay đổi tư duy, lại phải thay đổi từ phương pháp dạy, phương pháp học, muốn thế lại phải xem lại chương trình học được triển khai ở mỗi cấp liệu có phù hợp hay không ... Tức là, đầu tiên người ta nên xme lại xem, lúc nào thì nên dạy cái gì, mà dạy kiểu gì cho phù hợp.

Hãy xem lại cách dạy của chúng ta hiện nay ở mỗi cấp học. Cấp 1, lớp 5 tui được may mắn đi thi học sinh giỏi, và nhớ ko nhầm tui đã phải làm những bài toán liên quan tới cả định lí Pitago ... Cấp 2, tui khoái môn Họa và Nhạc thì học ít, lên lớp 9 cày ác liệt để thi vào cấp 3. Cấp 3, lại học và học ... Lên ĐH, hehehe nói với ai chưa học ĐH tui thấy như vừa học vừa chơi, may ra đến lúc thi thì mới học, thi trượt lại được thi lại mà, lại học Toán Cao Cấp, rồi Triết, may ra có mấy môn Kinh tế hay TMĐT căn bản là có thực tế, đằng nào chả ra trường với 1 mảnh bằng ... Trong khi tui đọc thấy ở các nước phát triển, trẻ con cấp 1, 2 học ở trướng cũng 2 ca như ở ta những 8h mới bắt đầu học, chiều 3-4h về nhà, bài tập làm ở trường không cần phải làm ở nhà. Lại được chọn lớp để học, đầu tư cho các hoạt động thể chất, ngoại khóa, nghệ thuật. Ngược lại, lên ĐH là cả một hành trình gian khổ, học rất căng thẳng và vất vả, đảm bảo ra trướng có 1 tấm bằng Cử nhân đạt chất lượng. Thế đấy. Tức là ta có vẻ đi ngược lại xu thế của thế giới. Ở mỗi độ tuổi cần có những điều kiện học tập khác nhu cho phù hợp thì ta lại san đều ra, cấp nào cũng như cấp nào. Hệ quả thì rõ ràng rồi. Học sinh thì than học vất vả quá, sinh viên thì chán vì học nhiều thứ ko vận dụng được, rốt cuộc sau đó không biết phải làm gì. Chúng ta cần gì ở những học sinh cấp 1, cấp 2, một thiếu niên phát triển đầy đủ, khỏe mạnh về nhận thức cũng như thể trạng hay những ông trạng con? Chúng ta cần gì ở một sinh viên ĐH, những người sau này có thể tự lo cho bản thân hay những người thông kiểu đủ thứu trên đời mà cái gì cũng ko biết? Ngoài ra, ta dạy tri thức mang nặng tính lý thuyết suông, nhưng phương pháp học, phương pháp tư duy hầu như không có. Thế nên người học mới thụ động, mới học như vẹt, mới học chỉ có chép ... Tui không nghĩ là người ta không biết những điều này, nhưng có ai chịu nói, có ai chịu thay đổi. Mà thực tế, nếu có nói như bây giờ, tôi nghĩ cũng chẳng làm gì, vì làm điều này quá khó. Thay đổi cả một tư tưởng dạy-học chỉ trong 2 năm , e là không thể. Đầu tiên tui nghĩ, nếu làm nên thay đổi lại hoàn toàn chương trình học và sách giáo khoa, ở tất cả các cấp, kể cả ĐH. Sau đó, theo chương trình học mới, giáo viên và người học tiến hành các phương pháp dạy và học thích hợp, sao cho phù hợp với mỗi độ tuổi, mỗi cấp học mà có sự đầu tư khác nhau. Tức là việc này phải làm ở cấp vĩ vĩ mô, cải cách gần như toàn diện nền giáo dục nước nhà. Tiếc thay, tui thấy dù ta đã cải cách giáo dục, cải cách sách giáo khoa được 5, 6 năm, nhưng tình hình dường như cũng không mấy thay đổi. Trước học bao nhiêu môn giờ vẫn vậy, sách lại càng dày thêm, dạy càng ngày càng cao siêu... Sinh viên ĐH thì loanh quanh vẫn Toán cao cấp, các môn Mac, tư tưởng HCM thì sao học kỹ thế, trong khi các môn ngoại ngữ, công nghệ, kỹ năng làm việc, ứng xử ... thì họa hoằn lắm mới được đầu tư. Điều này, chính người học là người hiểu rõ nhất. Nhưng có hiểu thì biết làm sao, vì các thầy vẫn chỏ biết dạy theo giáo trình sẵn thôi, dạy khác đi làm sao được. Giáo trình là do con người tạo ra, chẳng lẽ cứ mãi để những quan niệm cố hữu đó kìm kẹp nền giáo dục nước nhà mãi hay sao? Thôi, đành chở đến khi nào thế hệ trẻ tiến bộ lên làm lãnh đạo, thay đổi tư duy, bộ máy nền giáo dục của ta vậy. Hèn gì nhà nhà người người đua nhau đi du học, chắc bởi ít nhất họ cũng có được một môi trường để mà phát huy bản thân một cách thoải mái, thiết thực.

Văn tui dở mà thích viết lan man, còn nhiều điều mún nói lắm mà đành stop ở đây thui. Một năm học mới lại sắp bắt đầu, hi vọng rằng những điều mình mong muốn sẽ dần trở thành hiện thực ...
->Read More...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét