Thứ Tư, 10 tháng 2, 2010

Lại đạo ...



Trước tui có post nói về mấy cái poster đạo, cùng 1 bài chém trailer phim Việt nhảm. Giờ vừa mới đọc thêm 1 bài đạo của anh "Phan" Linh ở đây, thì tự nhiên lại gặp 1 vụ vừa dính đến đạo vừa dính đến trailer.

Đầu năm, bên cạnh tin tức về đống phim hài tết đang tung hứng ngoài rạp thì cũng có vài thông tin về các dự án phim mới, trong đó đáng chú ý là dự án phim thriller mới của đạo diễn Victor Vũ có tên Giao lộ định mệnh (Inferno) . Phim vừa tung ra 1 teaser trailer. Nói chung tui không quan tâm lắm đến phim Việt, nên cái trailer tung ra lâu lâu rồi giờ mới nghía qua. Và hơi bất ngờ 1 chút...

Bất ngờ đầu tiên là không ngờ trailer phim hay đến vậy, hay nhất trong số các trailer phim Việt tui từng xem qua, dù chỉ là teaser. Ánh sáng, quay phim, phân cảnh, hiệu ứng chuyển cảnh ...đều rất ổn, tính chuyên nghiệp cao, thể hiện được không khí bí ẩn, ngột ngạt đầy mưu mô của 1 phim thriller, mang hơi hướng của các phim hình sự Hồng Kông của Đỗ Kì Phong hay Lưu Vĩ Cường (nhất là ở ánh sáng và góc quay), tạo được sự thu hút tới khán giả, dù cảnh chưa được đa dạng và có cao trào gì. Diễn viên trông khá ấn tượng. Với 1 trailer mở màn như thế, Giao lộ định mệnh hưá hẹn sẽ là 1 phim thriller hay.

Và bất ngờ lớn hơn nữa là, góp phần vào sự đặc sắc của trailer là sự học hỏi đáng hoan nghênh của đạo diễn Victor Vũ. Ông đã copy nguyên xi trailer của Watchmen vào Giao lộ định mệnh. Từ theme song The Beginning Is The End Is The Beginning, đến phong cách chia những cảnh nhỏ, chuyển cảnh nhanh ... có khác chút là xài ít slow-mo hơn và không lồng text giới thiệu vào giữa. Ai đã xem trailer Watchmen rồi thì ko thể nào ko ấn tượng với đoạn trailer đó, một trong những trailer phim hay nhất năm 2009. Và giờ Victor Vũ xài lại y chang phong cách Watchmen, nhằm đảm bảo hơn cho chất lượng trailer. Quả thật, trailer Giao lộ định mênh rất hay và thu hút, nhưng điều đó đúng hơn nếu bạn chưa từng xem trailer Watchmen. Còn nếu xem rồi thì sẽ thấy ngay dù Victor Vũ có cố gắng nhằm tạo ra sự khác biệt như thế nào đi nữa thì trailer Giao lộ định mệnh cũng chỉ là 1 bản sao của trailer Watchmen không hơn không kém, thậm chí không bằng vì theme song không hoàn toàn phù hợp với 1 phim Việt Nam, và sử dụng ít slow-mo vô tình lại làm giảm hiệu quả hình ảnh của trailer. Và sau cả 1 đoạn trialer dài với theme song đều đều, Giao lộ định mệnh ko thể (thực ra là không dám) có được 1 cậu chốt đỉnh như Watchmen.

Đạo thì không ai cấm hết, chỉ cần đạo sao cho nó trở thành cái của mình, thể hiện sự sáng tạo và cái riêng của bản thân, không phải chỉ là 1 bản copy nham nhở, nghèo nàn của bản gốc, va có đạo thì kheo khéo thôi. Đằng này chơi giống y chang từ đầu đến cuối, chẳng có chút gì sáng tạo riêng biệt, thậm chí còn không vượt qua được bản gốc thì đạo mà làm gì ...

Đây là trailer Watchmen:



Quên, còn cả vụ Khi yêu đừng quay đầu lại đạo poster của Dorian Gray nữa, nản quá:

imagebam.com imagebam.com
->Read More...

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Hàng khủng ...



From poly's blog

Giấc mơ của dân nghiền phim ...

DVD






Bluray


Lạy Chúa ...
->Read More...

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010

Review: Daybreakers (2009)


Lấy cái sườn là motif phim vampire không hút máu cổ điển, thêm thắt đủ các nguyên liệu vay mượn từ phim khác, thêm 1 chút gia vị mới lạ rồi xào xáo lên, ta sẽ được 1 bộ phim vampire "lẩu thập cẩm" với đủ hành động + kinh dị + tâm lý + sci-fi có tên Daybreakers.

Điều gì xảy ra khi vampire thay thế con người trở thành kẻ thống trị thế giới? Năm 2019, đa số loài người đã bị chuyển đổi thành vampire, và con người lúc này trở thành lực lượng thiểu số. Cộng đồng vampire dù đạt được cuộc sống bất tử nhưng phải chấp nhận sống trong bóng tối, và cần có máu người để tồn tại - nếu không, vampire sẽ bị thoái hóa, biến đổi thành những kẻ điên dại khát máu mất hết lí trí - một dạng "zombie" vampire. Vì thế con người bị săn lùng để làm nguồn cung cấp máu cho vampire. Nhưng với nhu cầu ngày càng lớn, máu người ngày càng cạn kiệt, không đủ để cung cấp cho toàn bộ dân số, khiến cho lượng vampire thoái hóa ngày càng tăng, đe dọa sư sống cảu cả cộng đồng. Edward Dalton (Ethan Hawke) là một chuyên gia huyết học, được giao nhiệm vụ nghiên cứu chất thay thế cho máu người. Trong khi các vampire khác tranh dành nhau lượng máu quý giá để tồn tại thì Edward lại không muốn uống máu người. Một ngày, anh tình cờ gặp một vài người bình thường, vừ giúp đỡ họ trnahs khỏi sự truy đuổi của cảnh sát vampire. Sau đó, họ đến gặp anh và đề nghị anh giúp đỡ. Edward tiếp cận với 1 nhóm người bình thường, họ cần anh để giúp họ tìm ra phương thuốc chưa căn bênh vampire - đưa vampire trở lại làm người thường ...


Daybreakers mở đầu với một ý tưởng khá mới mẻ: vampire lúc này không còn là lực lượng thiểu sổ nữa mà đã chiếm đa số, thay con người thống trị thế giới, đẩy con người vào tình cảnh bị săn đuổi. Tất nhiên rồi, với hàng loạt phim về vampire tranh nhau ra mắt như một trào lưu thì việc tìm kiếm ý tưởng mới là điều cần thiết. Và từ ý tưởng đó, phim tạo ra ấn tượng ban đầu khá tốt. Mở đầu là hình ảnh những tòa nhà, những con phố, những ga xe điện... dưới ánh sáng yếu ớt nhập nhòe, vắng lặng không một bóng người. Đêm xuống, từng đoàn người vội vã, vội vã đi, ánh đèn flash trượt nhanh trên từng khung hình. Vội vã nhưng u ám. Đó là thế giới của vampire. Chỉ tồn tại được dưới màn đêm - nơi mà bản chất được thể hiện rõ nhất. Thế giới vampire trong Daybreaker không mấy khác thế giới con người. Họ vẫn làm việc, vẫn giao tiếp, hẹn hò, yêu đương ... Xã hội cũng phân cấp giàu nghèo. Chỉ khác, vampire thì uống cà phê pha 20% máu, đi ô tô có chức năng cảnh báo UV và che chắn ánh mặt trời, ban ngày hầu như không ra khỏi nhà. Vampire cũng được miêu tả rất giống con người, với đủ loại người, với nhiều tâm trạng, nhiều hoàn cảnh, không xinh đẹp quyến rũ, không có sức mạnh siêu nhiên, có đủ loại ham muốn, âm mưu ... Daybreakers tạo ra một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với những phim về vampire trước đây, nơi con người là trung tâm chiếm đa số và vampire là thiểu số. Một trải nghiệm mới mẻ khá thú vị và hiệu quả, dù miêu tả không nhiều nhưng cũng đủ để người xem cảm nhận được một thế giới mới đen tối u ám, thế giới của vampire, của bóng đêm - nơi mà bản năng và những ham muốn xấu xa nhất được bộc lộ rõ ràng. Và mỉa mai thay, tôi thấy ở đó hình ảnh của chính thế giới loài người.


Thành công tiếp theo của Daybreakers là cho khán giả thấy thế giới vampire về bản chât, đó chính là thế giới loài người. Hay nói đúng hơn, đó là mặt tối của con người. Không phải ngẫu nhiên mà vampire trong phim gần như giống hệt con người, trừ sự bất tử, tròng mắt vàng và răng nanh ra, thì đó kì thực là con người. Đạo diễn đã mượn hình tượng vampire để mô tả con người với những ham muốn, những tội lỗi bản năng nhất, thú tính nhất. ban ngày nó bị che dấu đi, nhưng ban đêm nó được bộc lộ một cách rõ ràng. Và ta giật mình khi thấy con người lúc này sao lại giống vampire đến thế: trở thành vampire vì ham muốn được tồn tại vĩnh hằng, ham muốn lớn nhất, tham lam nhất, bất khả thi nhất. Cặp răng nanh nhe ra, sẵn sàng cắn vào cổ một kẻ nào để hút máu một cách cuồng dại vì bản thân. Cặp mắt vàng khè vô hồn, u ám đầy ham muốn. Có những người coi việc trở thành vampire là tội lỗi, là một thứ bệnh, nhưng cũng có những kẻ coi đó là đặc ân. Đó là chủ tịch Charles Bromley (Sam Neill) - một kẻ ham muốn sự bất tử để được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống xa hoa, vì điều đó mà khoogn ngại biến con gái mình thành vampire. Đó là Frankie Dalton (Michael Dorman) - em trai Edwart, tình nguyện trở thành vampire và biến cả anh trai thành vampire chỉ bởi ở thế giới con người, hắn không có được ưu điểm như ở thế giới vampire. Hắn trở thành 1 kẻ săn người tài ba. Đó là vampire hay con người? Đó là đặc ân hay tội lỗi? Đó là thiên đường hay địa ngục? Từ bỏ ánh sáng mặt trời huy hoàng để đón nhận một cuộc sống bất tử liệu có đáng hay không? Cũng như con người, sống vô tình, bất chấp thủ đoạn vì lợi ích cá nhân một cách mù quáng liệu có nên chăng?


Rõ ràng đó không phải thiên đường. Bởi vampire cần máu người. Không có máu, vampire vẫn sống. Tất nhiên, bởi chúng bất tử. Nhưng chúng sẽ thoái hoái, biến đổi một cách kinh hoàng, gìa nua, xấu xí, tởm lợm, mất dần lí trí, trở nên điên cuồng, thèm khát máu đến mức tự hút máu chính mình và đồng loại, để rồi càng thoái hóa dữ dội hơn, trở thành 1 loại zombie vampire. Chúng săn lùng con người để lấy máu, "nuôi" con người sống thực vật để cung cấp máu sống cho chúng, chúng tiến hành tìm cách thay thế máu một cách vô vọng. Hình ảnh những chiếc lồng nuôi người ngày càng trống vắng, và sự săn lùng rồi tiêu diệt những vampire thoái hóa - vốn là đồng loại của họ - đã thể hiện sự bất lực của cộng đồng vampire. Đó cũng chính là thế giới con người hiện tại. Con người khai thác thiên nhiên một cách điên cuồng để đáp ững nhu cầu vô tận của mình. Không những thế, con người lao vào tranh gìanh những món lợi vì bản thân mình, bóc lột của người khác để làm lợi cho mình. Và rồi khi tự nhiên ngày càng cạn kiệt, con người mới giật mình, sẽ không thể tồn tại nếu chỉ biết ích kỉ vì bản thân. Càng cố gắng tìm kiếm thứ khác thay thế thì càng vô vọng, vì bản chất vẫn như nhau mà thôi. Cách duy nhất để thoát khỏi tình cảnh đấy, là thay đổi hoàn toàn về mặt bản chất. Với vampire, chỉ có cách trở lại làm con người, triệt để không cần tới máu. Mở đầu phim là hình ảnh 1 cô gái trẻ, trong một căn phòng tối viết một lá thư. Rồi cô ra ngoài, ngồi chờ mặt trời lên - cũng là lúc cô từ giã cõi đời. Cô là một vampire. "I will never... never change... never grow up ... to fight on ... can't go on". Dường như cô hiểu mọi cố gắng thay đổi số phận của mình đều chỉ là vô vọng, vampire là một căn bệnh tồi tệ hơn là một đặc ân, và dù con người yếu đuối, cuộc đời có hạn thì con người vẫn có thể ngẩng cao đầu dưới ánh mặt trời và không phải làm những điều trái lương tâm chỉ để tồn tại. Và không chỉ 1 mình cô bé là người vô vọng ...


Đấy là tất cả những điều cần nói về Daybreakers. Ý tưởng muốn truyền đạt là vậy, nhưng cách thể hiện lại không được như mong đợi. Lấy cái sườn là motif phim vampire không hút máu cổ điển, thêm thắt đủ các nguyên liệu vay mượn từ phim khác, thêm 1 chút gia vị mới lạ rồi xào xáo lên, Daybrearkers trở thành 1 bộ phim vampire "lẩu thập cẩm" với đủ hành động + kinh dị + tâm lý + sci-fi. Mở đầu phim là ý tưởng mới có vẻ hấp dẫn, nhưng càng về sau sự bắt chước càng rõ ràng. Từ câu truyện 1 vampire không muốn hút máu người tìm cách cứu "đồng loại" (thực ra là cứu con người) bằng phương thuốc biếm vampire trở lại thành người nhan nhản ở các bộ phim khác; đến những ý tưởng như giàn lồng nuôi con người trong trang thái thực vật nhằm lấy máu như Matrix, vampire thoái hóa lấy một chút ý tưởng từ zombie ... Thêm nữa, nội dung phim đều đều, không có nhiều điểm nhấn, mâu thuẫn hay cao trào gì đặc biệt, nên không tạo nên ấn tượng và hấp dẫn cho khán giả. Kịch bản đơn giản, dễ nắm bắt và đoán trước một cách nhàm chán. Hành động ko ra hành động, tâm lý ko ra tâm lý, kinh dị thì cũng chẳng phải kinh dị ... nên nhiều nhưng khá hời hợt, không đủ độ sâu cho nội dung, cũng may là kịch bản khá logic và hợp lí, ko có mấy sạn.

Diễn xuất của diễn viên cũng không khả quan hơn. Vào vai chính là một vampire "lương thiện", nhưng diễn xuất của Ethan Hawke quá yếu đuối, đơn điệu, không có điểm nhấn, xem đến là buồn ngủ. Các vai diễn khác cũng không khá hơn, cõ lẽ một phần bởi mạch phim khá là đều và buồn chán. Âm thanh của phim bình thường, nhạc nền ít, không xuất sắc. Phần hình ảnh thì tốt. Xuyên suốt cả phim là một thế giới đen tối âm u, đẫm máu. Tông màu lạnh chủ đạo kết hợp với ánh sáng tương phản rõ nét, góc máy gần khuôn mặt diễn viên khiến cho biểu đạt tâm trạng tốt hơn, thế giới đen tối hơn, góc cạnh hơn, phức tạp hơn. Điều này góp 1 phần thành công vào việc xây dựng ấn tượng về thế giới vampire đối với khán giả.

Daybreakers chỉ là một phim thường thường bậc trung, nhưng lại là một ấn tượng khá mới mẻ về thể loại phim vampire. Nếu bạn rảnh rỗi và muốn tìm một thứ gì đấy mới lạ, đem lại nhiều trải nghiệm, thì Daybreakers là một lựa chọn không tồi.

Đánh giá: 7/10 cho ý tưởng

Poster phim:

imagebam.com imagebam.com imagebam.com
imagebam.com imagebam.com imagebam.com

Thông tin phim:

Tên phim: Daybreakers
Thể loại: Hành động, Giả tưởng, Tâm lý
Kịch bản: Michael Spierig, Peter Spierig
Đạo diễn: Michael Spierig, Peter Spierig
Diễn viên:

Ethan Hawke ... Edward Dalton
Sam Neill ... Charles Bromley
Claudia Karvan ... Audrey Bennett
Willem Dafoe ... Lionel 'Elvis' Cormac
Mungo McKay ... Colin Briggs
Emma Randall ... Ellie Landon


Độ dài: 98 phút
Phát hành: Lionsgate
Phân loại: R
Ngôn ngữ: tiếng Anh ->Read More...

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010

Review: Hachiko: A Dog's Story (2009)


Chó - người bạn thân thiết nhất của con người. Loài chó được biết đến với sự thông minh, lòng trung thành, sự quả cảm ... Đã không ít lần các nhà làm phim đưa hình tượng các chú chó lên màn ảnh, đa số nêu cao lòng trung thành và tình cảm thân thiết của những chú chó với người chủ của chúng. Một vài trong số đó dựa trên những hình tượng có thật, đó là những chú chó được mọi người biết đến và ghi nhớ với lòng trung thành hiếm có. Một trong số đó là Hachiko - một chú chó nổi tiếng khắp Nhật Bản và được xem như là một biểu tượng của lòng trung thành.

Năm 1924, Hidesaburō Ueno (上野 英三郎), giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Đế quốc Tokyo (nay là trường Đại học Tokyo), đã mua và đưa Hachi (tên thân mật của Hachikō) tới Tokyo. Trong suốt khoảng thời gian sau đó, chú và ông chủ đã trở thành những người bạn không thể tách rời. Mỗi buổi sáng, Hachikō theo tiễn chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông chủ đi tới nơi làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đên một ngày định mệnh vào tháng 5 năm 1925, khi ông chủ bị nhồi máu đột ngột, từ trần ngay tại nơi làm việc và vĩnh viễn không thể nào trở về nhà. Nhưng như thường lệ, Hachikō vẫn tới nhà ga để chờ đón người bạn thân thiết của mình song không thấy. Và cứ mỗi ngày sau đó, chú vẫn đều đặn lặp lại trong vòng hơn 10 năm dài. Cuối cùng , ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 10 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng do mắc chứng giun chỉ. Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng tự nhiên quốc gia thuộc quận Ueno, Tokyo(nguồn: Wikipedia)


Hachiko: A Dog's Story là bộ phim thứ 2 kể về câu chuyện của Hachiko, là bản làm lại của bộ phim Nhật Bản Hachikô monogatari năm 1987. Dĩ nhiên, kịch bản phim phải được chế biến lại đôi chút để phù hợp với bối cảnh phim. Hachi là một chú chó nhỏ được gửi sang Mĩ bằng đường tàu hỏa, nhưng khi xuống tàu thì người ta làm rơi mất lồng nhốt cậu và cậu bị lạc. Tại đây, câu gặp Parker Wilson (Richard Gere) - một giáo sư đại học đang đi bộ về nhà. Parket đưa Hachi về nhà, Cate Wilson (Joan Allen) - vợ ông ban đầu không thích sự có mặt của chú chó nhỏ nên đã bảo Parker đăng tin tìm chủ của chú. Nhưng khi thấy Parker trở nên thân thiết với Hachi, Cate đã từ bỏ ý định tìm chủ của Hachi, và Hachi trở thành một thành viên trong gia đình Wilson. Parker gọi cậu là Hachi-ko, dựa theo số 8 được khắc trên vòng đeo cổ của câu, mang ý nghĩa may mắn trong văn hóa phương Đông. Sau đó câu chuyện được giữ nguyên như trên. Hàng ngày, khi Parker đến ga tàu để đi làm thì Hachi lẽo đẽo theo sau để tiễn chủ, đến cuối ngày thì chạy ra tận ga để chờ chủ về.... Cho đến một ngày, Parker đột ngột lên cơn đau tim và từ trần, vĩnh viễn không bao giờ trở về nhà. Nhưng Hachi không biết điều đó, ngày ngày đúng giờ cậu đều chạy đến ga tàu , ngồi chờ chủ nhân hi vọng một ngày nào đó sẽ trở về. Cứ như thế ròng rã suốt 10 năm trời, Hachi vẫn không nguôi hi vọng được chào đón người chủ của mình trở về, chú vẫn chờ, vẫn đợi... Và vào một đêm tuyết trắng lạnh lẽo, Hachi đã được gặp lại người chủ thân yêu của mình, chú chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng và lên thiên đàng.



Hachiko: A Dog's Story là một câu truyện nhẹ nhàng, cảm động, cứ chầm chậm chầm chậm trôi đi trong tiếng nhạc piano dịu nhẹ, dễ hiểu dễ ngấm dù không quá sâu sắc lẫn ấn tượng... Đúng như tên gọi, bộ phim kể về cuộc đời Hachiko, từ ngày cậu được nhận về tới ngày cậu ra đi. Bên canh Hachiko là gia đình giáo sư Wilson với 3 người: vợ chồng giáo sư và cô con gái (sau này thêm người con rể và một cậu nhóc nữa được sinh ra). Mọi thứ cứ lần lượt diễn ra, một cách đơn giản đến mẫu mực. Chi tiết phim không khoa trương, không cầu kì, không thể hiện tình cảm thái quá mà tự nhiên, dễ hiểu. Điều đó khiến cho mạch phim cứ như trôi tuồn tuột, không có ấn tượng hay cao trào gì sâu sắc, nhưng bù lại cảm xúc được thể hiện và truyền tải thật. Parker yêu quý Hachiko, đưa cậu về nhà lén lén lút lút, rồi nuôi cậu, cho cậu một chỗ trú bên cạnh gia đình, đi tìm chủ của Hachiko nhưng vẫn yêu quý, vui đùa cùng cậu, và Hachiko trở thành 1 phần của gia đình lúc nào không hay. Sự xuất hiện của Hachiko gây ấn tượng khác nhau đến từng thành viên trong gia đình, và dĩ nhiên không phải ai cũng thích thú với chú. Cate không muốn nuôi một chú chó, và bà muốn chồng tìm cho được chủ của chú. Nhưng khi thấy chồng vui đùa bên chú chó một cách vui vẻ thoải mái đến mức hồn nhiên thì bà không đành lòng, dù đôi lúc chính Hachiko lại tạo nên một rào cản giữa Parker và gia đình. Rào cản ấy được xây dựng tinh tế qua những biểu hiện nhỏ nhặt nhưng dễ nắm bắt. Và dù không hẳn là hài lòng, bà vẫn vui vẻ chung sống bên chú, tâm sự linh tinh với chú. Khi chồng mất, bà càng đồng cảm với Hachiko, càng hiểu được tấm lòng của chú với chồng mình. Con gái và con rể của Parker yêu quý Hachiko, khi bố mất cả 2 đã nhận nuôi chú, nhưng cuối cùng vẫn để chú ngày ngày ra đi thực hiện bổn phận của chính mình. Bên cạnh gia đình Wilson còn có những người khác: giáo sư Ken, bạn của Parker, người Nhật, hiểu biết văn háo phương Đông và về Hachiko; Jess, người bán dạo bên ga tàu và Carl, người bán vé tàu, ngày ngày vẫn gặp giáo sư Parker cũng chú chó nhỏ trung thành... Những nhân vật phụ bên ngoài chứng kiến câu chuyện của Hachiko, thể hiện cái nhìn khách quan về chú, không thiếu cũng không thừa. Mẫu mực, dễ xem và dễ hiểu, đó là điều tôi cảm nhân được từ bộ phim.



Đó là về con người, còn chuyện của chú chó thì sao? Hachiko: A Dog's Story cũng xây dựng hình tượng Hachiko một cách chân thực, không cường điệu hay cầu kì. Hachiko "diễn xuất" rất tự nhiên và đơn giản, thể hiện cuộc sống một chú chó bình thường không có gì đặc biệt. Khi được nhận nuôi chú quấn quít bên chủ, chú đào đất qua hàng rào để chạy theo chủ ngày đầu ông đi làm, chú không ham trò đuổi theo quả bóng, chỉ nhìn xa xăm chờ đợi khi cảm thấy bị bỏ rơi, chú ngày ngày chờ đợi chủ về, đêm đến nằm một mình lạnh lẽo dưới toa tàu cũ. Đôi lúc máy quay đặt vào góc nhìn của chú, thể hiện góc nhìn của chú trước thế giới, không nhiều nhưng đủ để người ta hiểu được cảm nhận của chú về thế giới xung quanh. Khác với các chú chó khác, Hachiko hầu như không bao giờ sủa. Tất cả được thể hiện qua hành động, qua ánh mắt, câm lặng nhưng chân thực và dễ ngấm. Cảnh Hachiko ngày ngày đứng chờ chủ thực sự khiến người xem cảm động - hay ít nhất là suy ngẫm. Có một chi tiết lạ là trong suốt bộ phim, Hachiko không hề đeo vòng cổ. Lúc đầu tôi thấy thật vô lí - ở Mĩ nếu chó không đeo vòng cổ rất dễ bị bắt vì bị nghi là chó vô chủ. Nhưng đến khi thấy cậu bị buộc dây vào cổ rồi, tôi mới hiểu vì sao đạo diễn lại để chú tự do như vậy. Một chi tiết nhỏ nhưng được đưa vào đúng lúc khiến ta hiểu hơn về Hachiko - tự do nhưng rất mực trung thành, và Parket - người chủ tuyệt vời coi chú như một người con của mình vậy.



Phim chỉ có thế. Phim sử dụng tông màu ấm hơi tối, hơi gợi sự trần mặc. Quay phim khá tốt, có những góc quay đơn giản nhưng khá đắt, bối cảnh phim giới hạn trong một con phố, một ngôi nhà, một cửa ga nhưng lại có những đường ray hun hút, ngay cả ngôi nhà, con phố hay cửa ga đôi khi cũng rất xa xăm, rất thênh thang. Âm nhạc của phim với những bản nhạc piano dìu dịu, nhè nhẹ càng làm cho bộ phim thêm trầm và chậm. Phim casting tốt. Richard Gere với gương mặt trầm lắng phúc hậu đóng rất đạt vai diễn một giáo sư đại học yêu thương gia đình một cách đầy trách nhiệm, yêu quý chú chó nhỏ một cách vui vẻ vô tư. Joan Allen vẫn là gương mặt từng trải lạnh lùng nhưng diễn xuất đa dạng hơn, tuy không thực sự tốt nhưng phù hợp với hoàn cảnh. Còn lại các nhân vật khác đều vừa đủ, không thiếu không thừa, diễn xuất chưa nhiều để có thể đánh giá.

Hachiko: A Dog's Story là một phim tâm lý mẫu mực, không quá sâu sắc, không quá ấn tượng, nên có thể không đủ hấp dẫn để thu hút bạn theo dõi hết bộ phim. Nhưng những khung hình đẹp chầm chậm, những bản nhạc dịu nhẹ và một câu chuyện cảm động có thể sưởi ấm trái tim bất kì ai trong một đêm lạnh lẽo.

Đánh giá: 7,5/10

Poster phim:


imagebam.com imagebam.com imagebam.com
imagebam.com imagebam.com imagebam.com


Thông tin phim: 

Tên phim: Hachiko: A Dog's Story
Thể loại: Tâm lý, Gia đình
Kịch bản: Stephen P. Lindsey, Kaneto Shindô
Đạo diễn: Lasse Hallström
Diễn viên:

Sarah Roemer ... Andy Wilson
Richard Gere ... Parker Wilson
Joan Allen ... Cate Wilson
Jason Alexander ... Carl
Cary-Hiroyuki Tagawa ... Ken
Erick Avari ... Jess


Độ dài: 93 phút
Phát hành: Inferno Production
Phân loại: G
Ngôn ngữ: tiếng Anh ->Read More...

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2010

Đề cử chính thức và dự đoán Oscar 2010 (của tôi)


Rốt cuộc đã có đề cử chính thức của Academy Awards aka Oscar lần thứ 82 - năm 2010. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào 7/3, chậm hơn hơn so với thường lệ do vướng thế vận hội Mùa Đông. Hôm qua, đề cử Mâm xôi cũng đã được công bố (cái này thì không có gì vẻ vang để mà ham hố, xem vui là chính, tất nhiên cũng có vài điều thú vị như Sandra Bullock vừa được đề cử vai nữ chính cả tốt nhất lẫn tệ nhất ở Oscar và Mâm xôi, àm năm nay Oscar chắc là trúng. Lạ là những phim tranh Oscar thì khán giả (Việt Nam) chẳng xem được bao nhiêu, còn đống phim Mâm xôi thì đã kinh qua gần hết...).

Và đây là đề cử (cùng dự đoán của tui, tất nhiên nhiều cái là chọn bừa do không biết, và cố gắng mang tính lí trí nhiều hơn cảm tính):

Best Motion Picture of the Year
  • Avatar (2009): James Cameron, Jon Landau
  • The Blind Side (2009)
  • District 9 (2009): Peter Jackson, Carolynne Cunningham
  • An Education (2009): Finola Dwyer, Amanda Posey
  • The Hurt Locker (2008)
  • Inglourious Basterds (2009): Lawrence Bender
  • Precious: Based on the Novel Push by Sapphire (2009): Lee Daniels, Sarah Siegel-Magness, Gary Magness
  • A Serious Man (2009): Joel Coen, Ethan Coen
  • Up (2009): Jonas Rivera
  • Up in the Air (2009/I): Daniel Dubiecki, Ivan Reitman, Jason Reitman

Best Performance by an Actor in a Leading Role

  • Jeff Bridges for Crazy Heart (2009)
  • George Clooney for Up in the Air (2009/I)
  • Colin Firth for A Single Man (2009)
  • Morgan Freeman for Invictus (2009)
  • Jeremy Renner for The Hurt Locker (2008)

Best Performance by an Actress in a Leading Role

  • Sandra Bullock for The Blind Side (2009)
  • Helen Mirren for The Last Station (2009)
  • Carey Mulligan for An Education (2009)
  • Gabourey Sidibe for Precious: Based on the Novel Push by Sapphire (2009)
  • Meryl Streep for Julie & Julia (2009)

Best Performance by an Actor in a Supporting Role

  • Matt Damon for Invictus (2009)
  • Woody Harrelson for The Messenger (2009/I)
  • Christopher Plummer for The Last Station (2009)
  • Stanley Tucci for The Lovely Bones (2009)
  • Christoph Waltz for Inglourious Basterds (2009)

Best Performance by an Actress in a Supporting Role

  • Penélope Cruz for Nine (2009)
  • Vera Farmiga for Up in the Air (2009/I)
  • Maggie Gyllenhaal for Crazy Heart (2009)
  • Anna Kendrick for Up in the Air (2009/I)
  • Mo'Nique for Precious: Based on the Novel Push by Sapphire (2009)

Best Achievement in Directing

  • Kathryn Bigelow for The Hurt Locker (2008)
  • James Cameron for Avatar (2009)
  • Lee Daniels for Precious: Based on the Novel Push by Sapphire (2009)
  • Jason Reitman for Up in the Air (2009/I)
  • Quentin Tarantino for Inglourious Basterds (2009)

Best Writing, Screenplay Written Directly for the Screen

  • The Hurt Locker (2008): Mark Boal
  • Inglourious Basterds (2009): Quentin Tarantino
  • The Messenger (2009/I): Alessandro Camon, Oren Moverman
  • A Serious Man (2009): Joel Coen, Ethan Coen
  • Up (2009): Bob Peterson, Pete Docter, Thomas McCarthy

Best Writing, Screenplay Based on Material Previously Produced or Published

  • District 9 (2009): Neill Blomkamp, Terri Tatchell
  • An Education (2009): Nick Hornby
  • In the Loop (2009): Jesse Armstrong, Simon Blackwell, Armando Iannucci, Tony Roche
  • Precious: Based on the Novel Push by Sapphire (2009): Geoffrey Fletcher
  • Up in the Air (2009/I): Jason Reitman, Sheldon Turner

Best Achievement in Cinematography

  • Avatar (2009): Mauro Fiore
  • Das weisse Band - Eine deutsche Kindergeschichte (2009): Christian Berger
  • Harry Potter and the Half-Blood Prince (2009): Bruno Delbonnel
  • The Hurt Locker (2008): Barry Ackroyd
  • Inglourious Basterds (2009): Robert Richardson

Best Achievement in Editing

  • Avatar (2009): Stephen E. Rivkin, John Refoua, James Cameron
  • District 9 (2009): Julian Clarke
  • The Hurt Locker (2008): Bob Murawski, Chris Innis
  • Inglourious Basterds (2009): Sally Menke
  • Precious: Based on the Novel Push by Sapphire (2009): Joe Klotz

Best Achievement in Art Direction

  • Avatar (2009): Rick Carter, Robert Stromberg, Kim Sinclair
  • The Imaginarium of Doctor Parnassus (2009): David Warren, Anastasia Masaro, Caroline Smith
  • Nine (2009): John Myhre, Gordon Sim
  • Sherlock Holmes (2009): Sarah Greenwood, Katie Spencer
  • The Young Victoria (2009): Patrice Vermette, Maggie Gray

Best Achievement in Costume Design

  • Bright Star (2009): Janet Patterson
  • Coco avant Chanel (2009): Catherine Leterrier
  • The Imaginarium of Doctor Parnassus (2009): Monique Prudhomme
  • Nine (2009): Colleen Atwood
  • The Young Victoria (2009): Sandy Powell

Best Achievement in Makeup

  • Il divo (2008): Aldo Signoretti, Vittorio Sodano
  • Star Trek (2009): Barney Burman, Mindy Hall, Joel Harlow
  • The Young Victoria (2009): John Henry Gordon, Jenny Shircore

Best Achievement in Music Written for Motion Pictures, Original Score

  • Avatar (2009): James Horner
  • Fantastic Mr. Fox (2009): Alexandre Desplat
  • The Hurt Locker (2008): Marco Beltrami, Buck Sanders
  • Sherlock Holmes (2009): Hans Zimmer
  • Up (2009): Michael Giacchino

Best Achievement in Music Written for Motion Pictures, Original Song

  • Crazy Heart (2009): T-Bone Burnett, Ryan Bingham("The Weary Kind")
  • Faubourg 36 (2008): Reinhardt Wagner, Frank Thomas("Loin de Paname")
  • Nine (2009): Maury Yeston("Take It All")
  • The Princess and the Frog (2009): Randy Newman("Down in New Orleans")
  • The Princess and the Frog (2009): Randy Newman("Almost There")

Best Achievement in Sound Mixing

  • Avatar (2009): Christopher Boyes, Gary Summers, Andy Nelson, Tony Johnson
  • The Hurt Locker (2008): Paul N.J. Ottosson, Ray Beckett
  • Inglourious Basterds (2009): Michael Minkler, Tony Lamberti, Mark Ulano
  • Star Trek (2009): Anna Behlmer, Andy Nelson, Peter J. Devlin
  • Transformers: Revenge of the Fallen (2009): Greg P. Russell, Gary Summers, Geoffrey Patterson

Best Achievement in Sound Editing

  • Avatar (2009): Christopher Boyes, Gwendolyn Yates Whittle
  • The Hurt Locker (2008): Paul N.J. Ottosson
  • Inglourious Basterds (2009): Wylie Stateman
  • Star Trek (2009): Mark P. Stoeckinger, Alan Rankin
  • Up (2009): Michael Silvers, Tom Myers

Best Achievement in Visual Effects

  • Avatar (2009): Joe Letteri
  • District 9 (2009)
  • Star Trek (2009)

Best Animated Feature Film of the Year

  • Coraline (2009): Henry Selick
  • Fantastic Mr. Fox (2009): Wes Anderson
  • The Princess and the Frog (2009): John Musker, Ron Clements
  • The Secret of Kells (2009): Tomm Moore
  • Up (2009): Pete Docter

Best Foreign Language Film of the Year

  • Ajami (2009): Scandar Copti, Yaron Shani(Israel)
  • Das weisse Band - Eine deutsche Kindergeschichte (2009): Michael Haneke(Germany)
  • El secreto de sus ojos (2009): Juan José Campanella(Argentina)
  • Un prophète (2009): Jacques Audiard(France)
  • La teta asustada (2009): Claudia Llosa(Peru)

Best Documentary, Features

  • Burma VJ: Reporter i et lukket land (2008): Anders Østergaard, Lise Lense-Møller
  • The Cove (2009)
  • Food, Inc. (2008): Robert Kenner, Elise Pearlstein
  • The Most Dangerous Man in America: Daniel Ellsberg and the Pentagon Papers (2009): Judith Ehrlich, Rick Goldsmith
  • Which Way Home (2009): Rebecca Cammisa

Best Documentary, Short Subjects

  • China's Unnatural Disaster: The Tears of Sichuan Province (2009) (TV): Jon Alpert, Matthew O'Neill
  • The Last Campaign of Governor Booth Gardner (2009): Daniel Junge, Henry Ansbacher
  • The Last Truck: Closing of a GM Plant (2009) (TV): Steven Bognar, Julia Reichert
  • Królik po berlinsku (2009): Bartosz Konopka, Anna Wydra
  • Music by Prudence (2010): Roger Ross Williams, Elinor Burkett

Best Short Film, Animated

  • French Roast (2008): Fabrice Joubert
  • Granny O'Grimm's Sleeping Beauty (2008): Nicky Phelan, Darragh O'Connell
  • La dama y la muerte (2009): Javier Recio Gracia
  • Logorama (2009): Nicolas Schmerkin
  • Wallace and Gromit in 'A Matter of Loaf and Death' (2008) (TV): Nick Park

Best Short Film, Live Action

  • The Door (2008): Juanita Wilson, James Flynn
  • Istället för abrakadabra (2008): Patrik Eklund, Mathias Fjällström
  • Kavi (2009): Gregg Helvey
  • Miracle Fish (2009): Luke Doolan, Drew Bailey
  • The New Tenants (2009): Joachim Back, Tivi Magnusson

Kết: Avatar ăn nhiều giải nhất nhưng chẳng có giải nào quan trọng cả ...

Sao Partly Cloudy không được đề cử Short Film Animated nhỉ, phim hay vậy mà ???
->Read More...