Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010

Awards tổng hợp - Kỳ 5: 2010 Directors Guild Awards


2010 Directors Guild Awards - Giải thưởng của Hiệp hội Đạo diễn phim Hoa Kỳ (DGA) dành cho các tác phẩm điện ảnh và truyền hình xuất sắc, vừa diễn ra ngay 30/1. Giải thưởng tôn vinh các thành tích xuất sắc trong công tác đạo diễn phim của các đạo diễn phim điện ảnh và truyền hình. Giải thưởng này sẽ là tiền đề quan trọng cho giải đạo diễn xuất sắc của Oscar. Trong suốt lịch sử 62 năm của DGA, chỉ có 6 trường hợp đạo diễn xuất sắc của DGA bị trượt Oscar, nên cái tên được vinh danh tại DGA sẽ trở thành ứng cử viên nặng kí nhất cho đề cử đạo diễn xuất sắc tại Oscar.

Outstanding Directorial Achievement in Motion Pictures

The Hurt Locker (2008): Kathryn Bigelow

Avatar (2009): James Cameron
Inglourious Basterds (2009): Quentin Tarantino
Precious: Based on the Novel Push by Sapphire (2009): Lee Daniels
Up in the Air (2009/I): Jason Reitman

Outstanding Directorial Achievement in Documentary

The Cove (2009): Louie Psihoyos

Anvil! The Story of Anvil (2008): Sacha Gervasi
The English Surgeon (2007): Geoffrey Smith
Food, Inc. (2008): Robert Kenner
Garbage Dreams (2009): Mai Iskander
Les plages d'Agnès (2008): Agnès Varda

Outstanding Directorial Achievement in Dramatic Series

"Mad Men" (2007): Lesli Linka Glatter ("Guy Walks Into An Advertising Agency")

"In Treatment" (2008): Paris Barclay("Gina: Week 4")
"Lost" (2004): Jack Bender("The Incident, Parts 1 & 2")
"Mad Men" (2007): Jennifer Getzinger("The Gypsy And The Hobo")
"Mad Men" (2007): Matthew Weiner("Shut The Door. Have A Seat.")

Outstanding Directorial Achievement in Comedy Series

"Modern Family" (2009): Jason Winer("Pilot")

"Curb Your Enthusiasm" (2000): Larry Charles("The Table Read")
"Curb Your Enthusiasm" (2000): Jeff Schaffer("Seinfeld")
"Glee" (2009): Paris Barclay("Wheels")
"Glee" (2009): Ryan Murphy("Pilot")

Outstanding Directorial Achievement in Musical Variety

We Are One: The Obama Inaugural Celebration at the Lincoln Memorial (2009) (TV): Don Mischer

The 25th Anniversary Rock and Roll Hall of Fame Concert (2009) (TV): Joel Gallen
81st Annual Academy Awards (2009) (TV): Roger Goodman
The Kennedy Center Honors: A Celebration of the Performing Arts (2008) (TV): Louis J. Horvitz
"Saturday Night Live" (1975): Don Roy King

Outstanding Directorial Achievement in Movies for Television

Taking Chance (2009) (TV): Ross Katz

The Courageous Heart of Irena Sendler (2009) (TV): John Kent Harrison
Georgia O'Keeffe (2009) (TV): Bob Balaban
Gifted Hands: The Ben Carson Story (2009) (TV): Thomas Carter
Grey Gardens (2009) (TV): Michael Sucsy

Còn vài đề cử râu ria khác như Reality Programs hay Commercials nhưng không quan trọng lắm ...

Thôi rồi, năm nay The Hurt Locker đoạt Oscar đạo diễn xuất sắc rồi ... Còn cái 2010 WGA Awards nữa thôi (ngờ Up in the Air hay Inglourious Basterds lắm).
->Read More...

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Linh tinh vài phim cũ vừa xem ...

imagebam.com imagebam.com

Đầu năm không phải thời điểm hoàn hảo để thưởng thức phim, khi mùa phim thường bắt đầu từ tháng 2. Hiện tại chỉ có một ít hàng tồn từ Giáng Sinh và phim Tết đang tung hoành ngoài rạp. Tranh thủ xem mấy phim cũ chưa được xem (4 phim, khen 2 chê 2):

1. Zombieland và Hangover: Hahaha, tiếc là tôi xem 2 cái phim này muôn quá, không thì đã cho vào list top phim của tui năm nay. Đơn giản là phim hay và hài, vui nhôn hấp dẫn chứ không nhàn nhạt trẻ con kiểu như cái Night at the Museum.

Zombieland hơi khác với tưởng tượng lúc đầu. Cứ tưởng phim này làm theo phong cách spoof thể loại phim zombie như Shaun of the Dead nhưng hóa ra không phải. Zombieland là một road-movie mang hơi hướng drama for teen, phim chủ yếu nói về câu chuyện của một cậu trai đi du lịch để tránh zombie, gặp và kết thân với 1 gã thanh niên hơi gàn dở có trình diệt zombie cao. Cả 2 tiếp tục du lịch, họ gặp tiếp 2 cô gái là chị em, và hành trình lại thêm 2 người nữa. Cậu trai thì vài ba vướng vào vụ lừa tình của 2 chị em nhà nọ, tạm biệt rồi lại gặp nhau, cứ thế cho đến khi tình lừa thành tình thật... Phim không nói nhiều về zombie, hay cái vụ zombie ở đây chỉ làm nền cho truyện phim mà thôi, lũ zombie cũng chẳng làm thịt được nhân vật nào (nhân vật duy nhất trong phim chết la do bị người bình thường ... bắn chết), chỉ để người ta xử đẹp gây cười. Cái chính của phim là cuộc hành trình (đúng hơn là ... du lịch) của các nhân vật, và câu chuyện tình cảm tuổi teen của 2 nhân vật nam-nữ chính. Mới lạ, đơn giản. Cái hài của zombieland vừa giống Shaun of the Dead vừa sáng tạo hơn, vì nhân vật trong Zombieland nói chung coi việc xử zombie giống trò chơi vậy. Nói chung khổ thân lũ zombie trong Zombieland. Sự hài hước xuất phát từ chính tâm lý của nhân vật, trong những tình huống giao tiếp thông thường, trong những hành động thông thường mà người ta vẫn làm hàng ngày, được thể hiện trong phim rất tự nhiên và hài hước, nhưng khá nhẹ nhàng và "văn minh". Phim độc có đúng 4 nhân vật đều là nhân vật chính, đều rất ấn tượng, diễn xuất tốt. Mở đầu phim là một đoạn tự sự kinh nghiệm của nhân vật chính giới thiệu cái thế giới zombie vừa kinh dị vừa hài, với những nguyên tắc căn bản để sống sót, hợp lí, đơn giản, ứng dụng trực tiếp mà không phải ai cũng nghĩ ra, nhất là những ... diễn viên trong các phim zombie khác. Điều này làm cho zombieland hấp dẫn 1 cách tự nhiên và hợp lí. Hiệu ứng hình ảnh phim tốt, khá bạo lực với đủ máu me nhưng ko kinh dị, với đống nguyên tắc của nhân vật chính được cụ thể hóa thành hình ảnh rất chi là hợp với tâm lí. Dù Zombieland ko thể xuất sắc hơn Shaun of the Dead, nhưng cũng tạo ra được sự khác biệt rất đáng khen ngợi (thực ra, 2 phim gần như khác nhau hoàn toàn, Shaun of the Dead trung thành với motif kinh điển của các phim zombie trước đây còn Zombieland chỉ mượn lũ zom để làm nền kể chuyện du lịch và tình cảm tuổi teen thôi).

The Hangover cũng hay, hài kiểu người lớn hơn nhưng không tục mà hợp lí. Xét 1 mặt nào đó, The Hangover cũng là 1 road-movie, nhưng khác là 3 chú trong phim phải quay ngược những nơi đã qua để xem mình đã làm những gì điên rồ, và cái hài chính là khi các chú ý phải gánh hậu quả mà mình gây ra. Đơn giản vậy. Không hiểu sao phim này xem xong không biết phải nói sao, dù phim cũng hay, ấn tượng. Thôi vậy, dù sao nhiều người cũng xem và khen đủ ra đấy rồi.

imagebam.com imagebam.com

2. Alvin and the Chipmunks: The Squeakquel: bình mới rượu cũ không phải lúc nào cũng thưởng thức được. Nếu District 13 không có gì mới, người ta vẫn có thể chấp nhận được những pha hành động cũ rích của phim mới thì với Alvin and the Chipmunks, người ta khó mà chấp nhận được những pha chọc cười trẻ con lặp đi lặp lại.

Hồi năm 2007, xem cái phim có mấy con sóc chuột hoạt hình cho trẻ con thấy nó hay hay, dù nội dung đơn giản, dễ hiểu, đúng kiểu phim trẻ con. Nhờ có ý tưởng đưa mấy con sóc chuột biết nói khá là "cute" lên phim dù không mới nhưng thú vị, mấy bài hát chế cũng vui vui, câu chuyện gia đình xem cũng tạm được nên Alvin and the Chipmunks là một phim hay màu Giáng sinh đó. Năm nay, phần 2 - The Squeakquel lại tiếp tục ra rạp, tuy nhiên lần này lại không được như mong đợi. Mọi thứ vẫn y như cũ - nội dung đơn gỉan, dễ hiểu, thay thế câu chuyện gia đình bằng câu chuyện tình cảm của 6 cô câu sóc chuột, tưởng hay nhưng lại hóa dở vì quá nửa mùa. Vẫn hài hước kiểu quậy phá trẻ con, giờ thành ra quá lố vì không còn mới lạ như trước. Vẫn những màn ca hát như thế, nhưng tui vốn không thích kiểu biểu diễn trong phim này (sân khấu chật cứng khản giả đứng xem mấy con sóc CGI nhảy nhót trông rất chuối) nên ko ý kiến gì. 3 nhón sóc chuột đến trường học với đủ màn quậy phá như phim teen, thực sự ko nuốt nổi. Không có chút gì ý tưởng mới đáng khen, xào xáo lại những pha chọc cười cũ với một kịch bản chắp vá khoogn dành cho 1 phim thiếu nhi. Nói chung, xem Alvin and the Chipmunks: The Squeakquel muốn cười cũng không nổi.

3. Phong Vân 2: aka Kiếm Thế tại Việt Nam. Đùa, đúng là mấy cha Vinagame hám tiền nửa mùa chọn phim để PR chuẩn thật, phim dở không bút nào tả hết, kém xa bản Phong Vân 1998. Không biết 2 anh em nàh Pang có đọc qua Phong Vân và xem phần 1 chưa mà chế 1 cái kịch bản tệ hại lộn xộn linh tinh, trong khi đây là phần hay nhất truyện. Nhân vật nhiều nhưng lộn xộn, boss chính thì như gà, hóa trang như ăn mày, chỉ đạo võ thuật ngoài mấy màn kĩ xảo khói khiếc ra thì chẳng có gì, bối cảnh toàn dùng phông xanh như 300, không hoành tráng như phần 1 lại thích chơi slow monition như 300 nhưng thừa thãi chẳng để làm gì, phân cảnh thì lộn xộn từa lưa ai chưa xem truyện chắc khỏi hiểu. Thất vọng tràn trề, uổng 12 năm chờ đợi. Thôi không nói nữa, lấy tạm 1 bài viết bên GameVN để review phim vậy:

Mới vào gặp huyền thoại vô danh rũ như con gà cắt tiết sau đó có thằng cho hít sái thuốc gì đó cứ như hit heroin tỉnh lại khỏe mạnh ra chiêu vạn kiếm quy tông đẹp mắt ghê, Ai dè 3 thầy trò đại bại bỏ của ôm mỹ nữ Sở sở chạy mất

tiếp theo là cảnh đi tìm Tà Hoàng về bảo kê, nghe nói lão này công lực cực cao lv max từ lâu, 2 chú giở chiêu quỳ gối, đẹp trai không bằng chai mặt, lầy lội chặn cửa ăn tiền, không ngờ bác Tà Hoàng này không thích trai đẹp nên kệ mcm quỳ cho sưng chân, 2 chú kể ra cũng mỏi chỉ tại cha đạo diễn bắt phải quỳ hoài nên cắn răng chịu đựng . một hồi sau xuất hiện em gái Nhị mộng xinh đẹp, chú kia mặc dù quỳ mấy ngày ko ăn uống mấy ngày nhưng vẫn ráng địa em nó 1 cái he he

Quả nhiên gái đẹp xuất hiện là lão Tà hoàng chui ra liền, ai ngờ lão lại tự chặt 2 tay thành tàn phế, 2 chú tuy thất vọng làu bàu chửi thầm trong bụng nhưng cũng không quên hỏi vài câu lấy kinh nghiệm. Lão Tà hoàng liền bảo: ngày xưa ta chơi cheats tàn sát võ lâm sợ bị nhà phát hành bắt được ta bán đồ, down lv, tự chặt tay để bảo toàn cái account, trong 2 chú ta đã lựa ra 1 chú truyền cho cách hack, 1 ngày nhập ma công lực bằng ngàn ngày cày lv, có thể đánh lại thằng nạp thẻ Tuyệt tâm, chú còn lại biến không ta đồ sát chết giờ.

Tiếp theo là cảnh mấy em ưỡn ẹo với mấy anh hotboy, đoạn này chả có gì nói.

BKV bị loại ngoài vòng sơ tuyển hậm hực trở về luyện wusu cùng vô danh. vô danh cũng chả phải vừa, huy chương vàng bạc qua các kỳ olympic đấy nhà đã thành huyền thoại, Vô danh liền đem chiêu 9x truyền cho P, ăn x2 kinh nghiệm thức liền mấy đêm để luyện đến khi max skill !!! ....

lại nói NP ngồi thiền cuối cùng cũng hack vào đến database ngồi sửa hì hục sắp xong đến nơi thì cúp điện làm dở dang công trình, người chả ra người, ma không ra ma, ức chế vcl, V nổi điên bay ra xem bọn nào cúp cầu dao ngoài cửa gặp ngay lúc em gái xinh đẹp rớt xuống liền đưa tay ra đỡ quăng qua 1 bên, đang nóng lên chả muốn sơ múi gì he he, V sử lăng ba vi bộ lướt đi như sấm sét xuyến vào giữa đám ôn con mở autokill lên, lập tức xung quanh quái tự chết hàng loạt, xương thịt vỡ nát như than đá lăn lộc cộc, điểm kinh nghiệm nhảy như máy đếm tiền, lv tăng chóng mặt ....

ngay lúc đấy Sever thông báo có boss vàng xuất hiện, không nhanh thằng Tuyệt tâm nó săn mất đồ hoàng kim môn phái bỏ mịa, thế là V nhảy phắt lên con chiến dạ ngọc sư tử nhắm hướng kinh thành thẳng tiến ...

Đọan sau chả có gì đáng nói ngoài cảnh đồ sát giành nhau con boss, 1 chú cướp được mà không xài để ngắm cho đến khi bị cướp mất chú này điên lên biến chaos đánh loạn xạ, 2 chú đấu giao hữu 1 hồi tự nhiên em sở sở nhảy ra thuyết chính trị, thằng ma nhập kia chắc thuộc loại học sinh cá biệt nghe 1 hồi ngứa tai xiên cho 1 phát, cuối cùng là 2 chú soulmaster đứng xoay ma như MU. Cảnh sau là NP nhảy xuống vực thế là hết phim

Thật là vãi lọ ...
->Read More...

Sống ...

Sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng ...

The World Will Look Up and Shout "Save Us," and I'll Whisper "No"

Sống - Phải - Thật - Nhẫn - Tâm

Người không vì mình trời tru đất diệt

................

Tất nhiên mỗi người có triết lí sống khác nhau, và không phải lúc nào cũng đóng khung theo 1 quy tắc gì nhất định ...

Vì cuộc đời biến đổi vô thường ...

Và như thế mới thú vị ... ->Read More...

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Awards tổng hợp - Kỳ 4: 2010 Producers Guild Awards


2010 Producers Guild Awards - Giải thưởng của Hiệp hội Nhà sản xuất phim Hoa Kỳ (PGA) dành cho các tác phẩm điện ảnh và truyền hình xuất sắc, vừa diễn ra ngay 25/1. Là một giải thưởng mang tính nội bộ, nhưng Producers Guild Awards không có các đề cử chuyên biệt như Directors Guild Awards của giới đạo diễn, Writers Guild Awards của giới biên kịch hay Screen Actors Guild Awards của giới diễn viên, mà chỉ có đề cử dành cho các hạng mục phim nhất nói chung, bởi các nha sản xuất nói chung không có ảnh hưởng trực tiếp đến phim một cách rõ ràng.

Feature Film

The Hurt Locker (2008)

* Avatar (2009)
* District 9 (2009)
* An Education (2009)
* Inglourious Basterds (2009)
* Invictus (2009)
* Precious: Based on the Novel Push by Sapphire (2009)
* Star Trek (2009)
* Up (2009)
* Up in the Air (2009/I)

Animated Film

Up (2009)

* 9 (2009/I)
* Coraline (2009)
* Fantastic Mr. Fox (2009)
* The Princess and the Frog (2009)

Documentary Film

The Cove (2009)

* Burma VJ: Reporter i et lukket land (2008)
* Sergio (2009)
* Soundtrack for a Revolution (2009)

Long-Form Television

Grey Gardens (2009) (TV)

* Georgia O'Keeffe (2009) (TV)
* "Little Dorrit" (2008)
* Prayers for Bobby (2009) (TV)
* "The Prisoner" (2009)
* Taking Chance (2009) (TV)

Episodic Television - Comedy

"30 Rock" (2006)

* "Californication" (2007)
* "Entourage" (2004)
* "The Office" (2005)
* "Weeds" (2005)

Episodic Television - Drama

"Mad Men" (2007)

* "Breaking Bad" (2008)
* "Dexter" (2006)
* "Lost" (2004)
* "True Blood" (2008)

Non-Fiction Television

"60 Minutes" (1968)

* "Deadliest Catch: Crab Fishing in Alaska" (2005)
* "Intervention" (2005)
* "Kathy Griffin: My Life on the D-List" (2005)
* "This American Life" (2007)

Live Entertainment/Competition Television

"The Colbert Report" (2005)

* "The Amazing Race" (2001)
* "American Idol: The Search for a Superstar" (2002)
* "Project Runway" (2005)
* "Top Chef" (2006)


Không có gì đặc biệt ...

6 ngày nữa sẽ có đề cử chính thức Oscar 82th ...
->Read More...

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

Review: Bodyguards and Assassins - Thập Nguyệt Vi Thành (2009)


Mang tham vọng thực hiện một bộ phim lớn nói về tinh thần đấu tranh cách mạnh của nhân dân Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XX, với dàn diễn viên toàn sao và một kịch bản "bao trùm" đầy đủ tinh thần nhân dân, nhưng đạo diễn Trần Đức Sâm lại không thể làm được điều mà người xem trông đợi. Lớp nhân vật đa dạng nhưng không được xây dựng cụ thể, thiếu chiều sâu khiến cho bộ phim trở nên hời hợt, và chỉ dừng lại ở mức "xem được".

Đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạnh ở Trung Quốc bắt đầu phát triển. Hồng Kông khi đó là thuộc địa của đế quốc Anh, nên các lực lượng cách mạng phản Thanh đều tập trung tại đây. Vì thế nhà Thanh đã cho mật thám tới Hồng Kông thực hiện các vụ ám sát nhằm vào các nhân vật cách mạng có tư tưởng tiến bộ, khiến cho tình hình tại Hồng Kông rất căng thẳng. Năm 1906, Tôn Trung Sơn - một trong những nhà cách mạng bí mật từ Tokyo, Nhật Bản trở về Hồng Kông để họp bàn đối sách chuẩn bị khởi nghĩa. Chính phủ Mãn Thanh bèn cho người đến lập kế ám sát ông, do tướng quân Diêm Hiếu Quốc (Hồ Quân) cầm đầu. Lực lượng cách mạng ở Hồng Kông cũng nhanh chóng tiến hành kế hoạch hộ tống và bảo vệ Tôn Trung Sơn an toàn, với sự tham gia của nhiều người ở mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội: nhà cách mạng Trần Thiếu Bạch (Lương Gia Huy), thương gia Lí Ngọc Đường (Vương Học Kỳ) - người ủng hộ tài lực cho cách mạng, con bạc Thẩm Trùng Dương (Chân Tử Đan) - vốn là cai lệ nhưng ham mê cờ bạc nên tán gia bại sản, vợ con bỏ đi, phu xe A Tứ (Tạ Đình Phong) luôn trung thành với nhà họ Lí, ăn mày Lưu Úc Bạch (lê Minh) - vốn là công tử nhà giàu nhưng gia đình tan vỡ, Phương Hồng (Lý Vũ Xuân) - mong muốn trả thù cho cha bị người Mãn Thanh sát hại, Nhị phu nhân (Phạm Băng Băng) - vợ cũ của Thẩm Trùng Dương, giờ là vợ lẽ nhà họ Lí, công tử Lí Trùng Quang (Vương Bách Kiệt) - thiếu gia nhà họ Lí, tiếp thu tư tưởng cách mạng từ Trần Thiếu Bạch, Vương Phục Minh (Mengke Bateer)- người bán đậu phụ, từng là một võ tăng ...

Image Hosted by ImageShack.us

Phải nói dài dòng như thế để thấy "quy mô" của phim như thế nào. Một bộ phim tuyên truyền cách mạng mang tham vọng thể hiện được đầy đủ đời sống xã hội của các tầng lớp nhân dân, dẫn tới con đường họ ủng hộ cách mạng, bảo vệ lãnh tụ, chống lại chính quyền Mãn Thanh thối nát, vì cách mạng, vì tự do dân tộc. Một bộ phim với số lượng nhân vật lớn đại diễn cho mọi tầng lớp trong xã hội, với nhiều hoàn cảnh, nhiều tâm trạng, nhiều mối quan hệ khác nhau, được liên kết với nhau bởi cùng một lí tưởng. Một bộ phim tràn đầy tinh thần dân tộc yêu nước. Một bộ phim với cuộc đối đầu căng thẳng giữa phe cách mạng với phe phản cách mạng đầy âm mưu thâm độc nhằm bảo vệ lãnh tụ của nhân dân... Ý tưởng phim đồ sộ như thế, đòi hỏi đạo diễn phải xử lí một cách tài tình vai trò của các nhân vật trong phim, xây dựng nhân vật có chiều sâu, có liên hệ chặt chẽ với nhau thì bộ phim mới hấp dẫn, không bị rơi vào tình trạng dàn trải diễn viên, ai cũng là vai chính nhưng chẳng tập trung vào ai cả khiến mạch phim hời hợt. Đáng tiếc, đạo diễn Trần Đức Sâm lại không làm được như thế.



Image Hosted by ImageShack.us

Là một phim tuyên truyền đúng nghĩa, Thập Nguyệt Vi Thành dựng nên một xã hội với đủ mọi hạng người. Những người này đều có vai trò quan trọng trong sứ mệnh bảo vệ Tôn Trung Sơn. Tuy nhiên, quá nhiều diễn viên chính mà chẳng có ai được xây dựng rõ nét. Tất cả đều được nói đến một cách lần lượt như điểm danh, từ con bạc, rồi đến nhà cách mạng, rồi thương gia, rồi phu xe, ăn mày... Lần lượt, lần lượt các nhân vật xuất hiện, đều đều như nhau, hầu như không có ai thật sự nổi bật, tất cả đều trung bình. Họ không có mỗi liên hệ rõ ràng, không được xây dựng chi tiết, thiếu chiều sâu. Rồi khi diễn ra sự đối đầu, họ cũng lần lượt bất thình lình xuất hiện, chiến đấu và ... chết một cách đầy gượng ép. Có cảm giác đạo diễn như chỉ muốn khoe nhân vật của mình được nhiều, nhưng không biết sắp xếp họ vào đâu cho hợp lí. Nhân vật hời hợt khiến cho khán giả không thể đồng cảm cũng nhân vật, không nắm được cái tinh thần yêu nước của nhân vật diễn biến ra sao. Con bạc của Chân Tử Đan xuất hiện từ đầu đến cuối, nhưng ngoài việc đánh bạc và ăn tiền ra thì người xem không biết thêm được gì, nhưng sau này lại hăng hái tham gia cách mạng một cách kì lạ. Chi tiết người vợ cũ - nguồn cội dẫn đến cách mạng rất mơ hồ và thiếu thuyết phục. Nhà cách mạng Trần Thiếu Bạch thì hầu như không thấy có chút ảnh hưởng nào, hay có tinh thần lãnh đạo cách mạng chút nào (thực tế trong phim, thương gia họ Lí mới là người lãnh đạo). Ăn mày họ Lưu của Lê Minh thì bất chợt thay đổi trở thành nhân vật yêu nước cứu đời, khi cả phim người ta không thấy chút bi kịch gì ở anh, cũng như động lực của anh khi đứng lên theo cách mạng. Đó là phe cách mạng, còn phe phản cách mạng thì sao? Đáng tiếc, ta không thấy nhiều điều ở phe phản cách mạng. Vai diễn của Hồ Quân không đủ sức nặng, chưa gây được ấn tượng với khán giả về một tướng quân từng trải đầy mưu mô tính toán, luôn trung thành với Mãn Thanh. Lực lượng phản cách mạng quá mờ nhạt, không thể hiện được tinh thần của chính quyền phong kiến Mãn Thanh mà chỉ như một lũ đánh thuê.



Image Hosted by ImageShack.us

Không đi sâu vào hòan cảnh cũng như mỗi liên hệ giữa các nhân vật, diễn biến tâm lí nhân vật cũng có vấn đề. Người dân giác ngộ cách mạng đôi lúc quá ... nhanh và vô lí. Ông chủ Lí Ngọc Đường, luôn đứng ngoài những hoạt động cách mạng, phản đối con trai theo cách mạng, nhưng chỉ vì một chút nông nổi mà trở thành người chỉ đạo cách mạng. Con bạc Thẩm Trùng Dương không hiểu vì sao tham gia cách mạng một cách nhiệt tình... Phim vừa thiếu lại vừa thừa chi tiết. Ăn mày họ Lưu không rõ vì sao mà chán chường đi làm ăn mày, nhưng khán gải lại khó chịu khi thấy tự nhiên lại có hình bóng một người phụ nữ mà trước đấy chẳng hề có chút ấn tượng. "Đậu phụ thối" Vương Phục Minh có lẽ không cần phải nói nhiều đến thế để giải thích thân phận của mình. Chính những điều trên đã làm giảm giá trị diễn xuất của diễn viên. Trong phim, có lẽ xuất sắc nhất là nhân vật A Tứ của Tạ Đình Phong. Nhân vật A Tứ lạc quan, lém lỉnh được Tạ Đình Phong thể hiện rất xuất sắc, nhân vật cũng được xây dựng chi tiết có chiều sâu, với một lòng trung thành đáng quý, một tình yêu đơn sơ nhưng thật đẹp và một tinh thần yêu cách mạng quật cường (thực ra, tinh thần cách mạng ấy vẫn là tinh thần trung thần với chủ). Tiếp đến là Lí Ngọc ĐƯờng, nhân vật chính xuyên suốt bộ phim, sợi dây liên hệ giữa các nhân vật trong phim. Còn lại tất cả đều nhạt nhòa, diễn xuất tốt đến đâu cũng không thể gây ấn tượng với khán giả.



Image Hosted by ImageShack.us

Thập Nguyệt Vi Thành dành một nửa phim để khắc họa nhân vật (không được thành công cho lắm), và nửa còn lại cho cuộc đối đầu nghẹt thở giữa phe cách mạng và phe phản cách mạng. Đáng tiếc, phần này cũng không đủ xuất sắc để kéo lại bộ phim. Cuộc ám sát diễn ra khá căng thẳng, gay cấn, nhưng không đặc biệt và còn sạn. Không có một âm mưu lớn nào đủ căng thẳng, chỉ có những cuộc đụng độ nhỏ lẻ ta vẫn thường gặp. Các nhân vật lại lần lượt được tung ra, chiến đấu và ... hi sinh một cách đầy vinh quang nhằm bảo vệ lãnh tụ, nhưng sự xuất hiện cảu họ khá bất hợp lí và không mấy gây được cảm xúc. Thậm chí những sự hi sinh đôi lúc lại khá vô lí và sáo mòn, mang tinh thần tuyên truyền ái quốc quá đáng. Dù sao thì các màn hành động cũng rất khá, tính giải trí cao, không khí phim gấp gáp hồi hộp, nên có thể chấp nhận được. Hấp dẫn nhất là trường đoạn nhân vật của Chân Tử Đan đối đầu nhân vật của Lê Cung, dù ngắn và không bằng các phim trước của Chân nhưng cũng đủ làm nóng không khí phim (phim này Lê Cung đóng vai một cha phản cách mạng thô lỗ cục mịch đối ngược với Chân Tử Đan nhanh nhẹn linh hoạt, cả 2 có một màn rượt đuổi xem được, dù pha rượt đuổi của Lê Cung xem thấy khá đểu).

Hình ảnh, âm thanh của phim bình thường, không có gì đặc biệt.

Có thể thấy từ đầu đến cuối bài review này là tôi chê phim, nhưng bạn đừng nghĩ phim dở. Thập Nguyệt Vi Thành là một phim xem được, có thể nói là hay, xứng đáng để bạn bỏ thời gian ra theo dõi. Nhưng có lẽ do quá kì vọng vào phim nên cảm giác thất vọng với tôi lại khá nhiều, nên không biết phải khen gì nữa. Thập Nguyệt Vi Thành vì quá tham vọng nên không thể thực hiện xuất sắc mảng nào - nội dung, diễn xuất, diễn biến hay hành động, và sự kết hợp của chúng cũng không xuất sắc. Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu về cách mạng Trung Quốc những ngày đầu thì nên xem phim - một bộ phim tuyên truyền đúng nghĩa.

Đánh giá: 7/10 (khách quan: 7,5/10)

Poster phim:




Thông tin phim:

  • Tên phim: Bodyguards and Assassins | Thập Nguyệt Vi Thành | 十月围城| Shi Yue Wei Cheng
  • Thể loại: Tâm lý, Hành động, Lịch sử
  • Kịch bản: Tần Thiên Nam
  • Đạo diễn: Trần Đức Sâm
  • Diễn viên:

Chân Tử Đan ... Thẩm Trùng Dương
Lê Minh ... Lưu Úc Bạch
Tạ Đình Phong ... A Tứ

Lương Gia Huy ... Trần Thiếu Bạch

Hồ Quân ... Diêm Hiếu Quốc

Vưởng Học Kỳ ... Lí Ngọc Đường

Vương Bá Kiệt ... Lí Trùng Quang

Phạm Băng Băng ... Nhị phu nhân

Lý Vũ Xuân ... Phương Hồng


  • Độ dài: 132 phút
  • Phân loại: PG-13
  • Ngôn ngữ: tiếng Trung
->Read More...

Awards tổng hợp - Kỳ 3: 16th Screen Actors Guild Awards


2010 Screen Actors Guild Awards, giải thưởng của Hiệp hội Diễn viên Mĩ, nhằm vinh danh các diễn viên với diễn xuất xuất sắc trong năm 2009, vừa diễn ra ngày 23/1 tại Shrine Exposition Center, Los Angeles, California. Thực tế thì sau khi Critics Choice Awards và Golden Globe Awards diễn ra, thì người ta có thể xác định được gần như chính xác những đề cử nào sẽ đạt giải, vì năm nay rất nhiều đề cử diễn viên đã thắng trong cả Critics Choice lẫn Golden Globe, khẳng định tài năng diễn xuất đã được công nhận. Screen Actors Guild Awards chỉ là một bước đệm nữa để các diễn viên vươn tới cái đích cao nhất - Oscar mà thôi.

Outstanding Performance by a Male Actor in a Leading Role - Nam diễn viên chính xuất sắc nhất

Jeff Bridges – Crazy Heart

* George Clooney – Up in the Air
* Colin Firth – A Single Man
* Morgan Freeman – Invictus
* Jeremy Renner – The Hurt Locker

Outstanding Performance by a Female Actor in a Leading Role - Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất

Sandra Bullock – The Blind Side

* Helen Mirren – The Last Station
* Carey Mulligan – An Education
* Gabourey Sidibe – Precious
* Meryl Streep – Julie & Julia

Outstanding Performance by a Male Actor in a Supporting Role - Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất

Christoph Waltz – Inglourious Basterds

* Matt Damon – Invictus
* Woody Harrelson – The Messenger
* Christopher Plummer – The Last Station
* Stanley Tucci – The Lovely Bones

Outstanding Performance by a Female Actor in a Supporting Role - Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất

Mo'Nique – Precious

* Penélope Cruz – Nine
* Vera Farmiga – Up in the Air
* Anna Kendrick – Up in the Air
* Diane Kruger – Inglourious Basterds

Outstanding Performance by a Cast - Dàn diễn viên xuất sắc nhất

Inglourious Basterds

* An Education
* The Hurt Locker
* Nine
* Precious

Outstanding Performance by a Stunt Ensemble

Star Trek

* Public Enemies
* Transformers: Revenge of the Fallen

Outstanding Performance by a Male Actor in a Drama Series - Nam diễn viên phim truyền hình chính kịch xuất sắc nhất

Michael C. Hall – Dexter

* Simon Baker – The Mentalist
* Bryan Cranston – Breaking Bad
* Jon Hamm - Mad Men
* Hugh Laurie – House

Outstanding Performance by a Female Actor in a Drama Series - Nữ diễn viên phim truyền hình chính kịch xuất sắc nhất
Julianna Margulies – The Good Wife

* Patricia Arquette – Medium
* Glenn Close - Damages
* Mariska Hargitay – Law & Order: Special Victims Unit
* Holly Hunter – Saving Grace
* Kyra Sedgwick – The Closer

Outstanding Performance by a Male Actor in a Comedy Series - Nam diễn viên phim truyền hình hài xuất sắc nhất
Alec Baldwin – 30 Rock

* Steve Carell – The Office
* Larry David – Curb Your Enthusiasm
* Tony Shalhoub – Monk
* Charlie Sheen – Two and a Half Men

Outstanding Performance by a Female Actor in a Comedy Series - Nữ diễn viên phim truyền hình hài xuất sắc nhất

Tina Fey – 30 Rock

* Christina Applegate – Samantha Who?
* Toni Collette – United States of Tara
* Edie Falco – Nurse Jackie
* Julia Louis-Dreyfus – The New Adventures of Old Christine

Outstanding Performance by a Male Actor in a Television Movie or Miniseries - Nam diễn viên phim truyền hình ngắn xuất sắc nhất

Kevin Bacon – Taking Chance

* Cuba Gooding, Jr. – Gifted Hands: The Ben Carson Story
* Jeremy Irons – Georgia O'Keeffe
* Kevin Kline – Great Performances: Cyrano de Bergerac
* Tom Wilkinson – A Number

Outstanding Performance by a Female Actor in Television Movie or Miniseries - Nữ diễn viên phim truyền hình ngắn xuất sắc nhất

Drew Barrymore – Grey Gardens

* Joan Allen – Georgia O'Keeffe
* Ruby Dee – America
* Jessica Lange – Grey Gardens
* Sigourney Weaver – Prayers for Bobby

Outstanding Performance by an Ensemble in a Drama Series

Mad Men

* The Closer
* Dexter
* The Good Wife
* True Blood

Outstanding Performance by an Ensemble in a Comedy Series

Glee

* 30 Rock
* Curb Your Enthusiasm
* Modern Family
* The Office

Outstanding Performance by a Stunt Ensemble in a Television Series

24

* The Closer
* Dexter
* Heroes
* The Unit

Screen Actors Guild 45th Annual Life Achievement Award - Thành tựu trọn đời

Betty White


Kết luận:

- Critcics Choice và Golden Globe như thế nào thì Screen Actors Guild như thế, không có gì mới lạ. Oscar chắc cũng như thế luôn.
- Cái tượng giả thưởng này giống như Oscar, là 1 hình tượng nhân vật nam nude. Chỉ khác là bức tượng này chi tiết hơn, tư thế tự nhiên hơn và có cái ... to + thật hơn :D (cái cuả Oscar bị thanh kiếm che đi rồi)
->Read More...

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

Oài, trailer phim Việt ...


À, hôm nay rảnh rỗi tự nhiên vớ được cái này: trailer của Tây Sơn Hào Kiệt, sẽ khởi chiếu vào dịp 30/4, phim đầu tiên trong đống dự án phim kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội công bố trailer:



Biết nói thế nào nhỉ, về phim thì vừa thấy mới lạ vừa thấy cũ dỏm. Ta vốn không có mấy kinh nghiệm làm phim lịch sử kiểu này nên trông phim, từ bối cảnh, phục trang, diễn xuất ... đều sặc mùi sân khấu cải lương. Không có vốn để mà đầu tư lớn hoành tráng như phim Trung Quốc nên các bác đạo diễn bê nguyên phục trang tuồng chèo ra cho diễn viên, diễn viên thì diễn như tuồng, đánh trận đến là ảo, bối cảnh thì giả, kĩ xảo cũng tệ, kém xa cả đống phim bộ cổ trang của Trung Quốc từ hồi xa lắc xa lơ ngày xưa. Có tí mới lạ là phim này chú Lý Hùng có chơi mấy đoạn slow-mo (chắc kĩ xảo bị giật hình) làm mấy cảnh chặt chân chặt tay đâm chém có tí máu me (nhưng xem dỏm thấy rõ luôn, cứ như ghép mấy màn phun máu của 300 vào cảnh mấy bác tập võ ngoài đồng ý). Nói chung là không hi vọng mấy ở phim này, mà 30/4 không biết nó trụ được ở rạp mấy ngày nữa khi mùa phim hè đến.


Vấn đề thứ 2 là về trailer. Không biết đây có phải official trailer hay chưa, hay mới chỉ là tease trailer. Vì xem trailer tôi chẳng hiểu cái vẹo gì cả. 2 bên xông vào đnáh nhau tùm lum, chẳng biết ai với ai, rồi thấy chú Lý Hùng đứng trên cao hô hào quân sĩ, rồi chuyển cảnh khi thì ở cung điện, khi thì chiến trường, khi thì có mấy em xinh tươi gảy đnà khi thì mấy cha bụng phệ hò hét... Một mớ hỗn độn tùm lum được cắt bừa ra từ phim rồi ghép lại thành cái trailer, không hiểu truyền tải được điều gì đến khán giả trừ khoe mấy màn hành động dởm đời. Thế thì trailer để làm gì, khi không cho khán gỉa biết ít nhất là phim nói về ai, nói về cái gì, ngoài việc khoe dàn diễn viên ra ?

Đây không chỉ là vấn đề của Tây Sơn Hào Kiệt mà tôi còn gặp phải ở nhiều phim khác. Tôi không được xem nhiều phim Việt Nam mấy năm gần đây, vì phim chỉ chiếu rạp là chính nên không biết hay dở thế nào, mà tôi cũng không bàn đến. Cái bàn ở đây là ở trailer quảng bá phim. Trailer là 1 đoạn phim ngắn được hàng sản xuất tung ra để quảng cáo cho bộ phim. Lẽ dĩ nhiên, chỉ với độ dài giới hạn, trailer phải thể hiện được những điều hấp dẫn của bộ phim để kéo người xem đến rạp, thông qua một số chi tiết hấp dẫn của phim được dẫn dắt một cách khéo léo để thu hút khán giả và cho họ 1 ý tưởng ngắn gọn về phim. Có thể nói, trailer là 1 phim ngắn mở dựa theo phim dài, có phong cách riêng, được đạo diễn, biên kịch, tạo âm thanh, làm kỹ xảo ... đầy đủ để thể hiện ý tưởng của tác gải truyền đạt đến người xem để người xem định hình được mình sẽ xem cái gì, kèm với 1 kết thúc mở cho bộ phim gốc. Một trailer thành công phải làm được 2 điều trên. Trailer phim là 1 chiêu quảng bá cực kì quan trọng, các hàng phim lớn chỉ riêng trailer cũng cần đầu tư công sức và tiền của một cách nghiêm túc, để tạo nên hiệu quả như mong muốn. Thường trailer được chia làm 2 dạng: teaser trailer và full trailer, ngoài ra còn có 1 thể loại khác là recut trailer (chắc thế, là do tôi tự phân loại). Teaser là 1 dang trailer ngắn, thường chỉ bao gồm những cảnh phim hấp dẫn người xem và thể hiện 1 chút ý tưởng về phim (thể loại, bối cảnh ...) chứ ko tập trung vào nội dung, nên người xem chưa theeys được chút ý tưởng nội dung nào của phim. Còn full trailer thì đầy đủ hơn, có kịch bản hơn, gợi mở cho người xem về nhân vật cũng như nội dung. Thường teaser sẽ được tung ra trước để dụ khán giả, sau đó full trailer sẽ được ra mắt.

Có thể thấy, cái trailer phim của Việt Nam hiện nay hầu như không được đầu tư đúng mức. Những trailer đó giống với teaser hơn: chỉ bao gồm những cảnh phim bất kì được cắt ra từ phim, hầu như không cần kịch bản, biên kịch gì hết, cứ ghép vào là thành trailer, lồng vào vài dòng giới thiệu, thêm chút âm nhạc, hết. Xem trailer mà không hiểu phim nói về cái gì, chỉ thấy những cảnh phim thay đổi liên tục được cắt ra từ phim gốc, đủ các thể loại diễn viên, tình huống, mà cảnh thì dài dòng, cảnh thì ngắn ngủn, âm thanh cũng giữ nguyên nếu có không cần chỉnh sửa cho phù hơp, nói chugn chỉ để khoe diễn viên, khoa cảnh "hot" là chính, còn ý tưởng phim, nội dung phim thì không có. Người xem xem xong trailer đầu tiên biết ai tham gia đóng phim, thể loại thế nào, bối cảnh ra sao, rồi có gì đặc sắc (hành động, hài ...), hết. Tuyệt nhiên không biết nhân vật là ai, nội dung sơ lược của phim ra sao để mà chuẩn bị tinh thần xem trước (dù báo đài spoil hàng ngày, nếu ko có thì khán giả cũng ko biết luôn). Cực kì thiếu chuyên nghiệp.

Okie, mấy phim cũ quắc cần câu không tính, hãy thử xem qua vài trailer phim mới năm nay xem ra làm sao. Đây là trailer Bẫy rồng, vừa chiếu hồi tháng 12 cạnh tranh với Avatar ở Việt Nam, nhưng cũng kịp thu về hơn 11 tỉ:



Hai nhân vật chính ở đầu phim, mỗi người nói được một câu rất chi là triết lí, xong. Tiếp theo là màn khoe diễn viên, rồi hành động, đuổi bắt, đánh đấm, bắn nhau... Hết. Không hiểu phim nói về cái gì, không biết ai với ai là ai, không rõ rốt cuộc nhân vật chính làm gì trong phim. Thế đấy. Một trailer chỉ chăm chăm khoe những cảnh hành động bạo liệt để kéo khán gải đến rạp thay vì thu hút người xem bằng một ý tưởng nào đó hấp dẫn ở nội dung (và trên thực tế, Bẫy Rồng cũng chỉ được đánh giá cao nhất ở phần hành động, còn nội dung thì không được như mong đợi).

Đấy là phim hành động, còn phim hài thì sao nhỉ? Có Nhật ký Bạch Tuyết thí mạng đây:



Nói trước luôn đây là trailer 2, trước đó đã có 1 trailer khác rồi, nên có thể coi đây là full trailer. Thực ra lúc mở đầu có tiến bộ hơn tí khi trailer có được cái giới thiệu, nhưng rồi đâu lại hoàn đấy, thêm nữa cái thể loại hài nhảm còn thua cả đống spoof movie lồng vào xem đến nản, hành động thì nhảm nhí, diễn viên diễn như điên, không hiểu một lố nhảm nhí đó nhảy ra làm gì luôn. Bó tay. Ai đi xem cái này được tôi cũng phục luôn, ngồi trong rạp kiên nhẫn "thưởng thức " hết chỗ tùm lum đó xong chắc cũng kiệt sức quá.

Phim tâm lý à, Đừng Đốt được đấy. Thực ra đấy là phim chiến tranh pha tâm lý, nhưng kệ:



Một trailer rất khá, ít nhất xem xong tôi còn có chút ý tưởng về nội dung phim. Nhưng về thể loại thì không ổn, vì chất tâm lý được thể hiện qua cuốn nhật ký không được miêu tả, chỉ thấy chủ yếu là cảnh chiến tranh. Và dĩ nhiên, biên kịch vẫn tệ như các trailer khác.

Trailer phim nước ngoài, vd như Mĩ, hoàn toàn khác. Được đầu tư rất bài bản, là teaser hay trailer đều được thể hiện đúng với chức năng của chúng, sao cho hiệu quả thu được đảm bảo với kế hoạch quảng bá của phim. Mỗi trailer là một phim ngắn thể hiện được không khí, ý tưởng của bản phim gốc, gợi cho khán giả thấy những gì họ sẽ có được khi xem phim gốc. Trailer mỗi phim thường khác hẳn nhau dù hay có chung một công thức: hơn nửa đầu là giới thiệu sơ lược bối cảnh, nhân vật (chứ ko phải diễn viên), chút nội dung sơ lược nhất, về vai diễn của nhân vật chính trong phim. Phần này mang tính giới thiệu. Còn nửa cuối trailer là cao trào với các màn hành động tốc độ cao, được lồng ghép khéo léo thể hiện đặc điểm của phim, sau đó là kết mở để khán giả bỏ tiền ra rạp xem tiếp. Phần này mang tính thương mại hút khách. Tất nhiên không phải tất cả trailer đều như thế, nhưng phải công nhận với công thức này thì 1 trailer cảm giác như một phim ngắn thực sự có đầy đủ các phần chính của một bộ phim. Trailer phim hành động tất nhiên sẽ khác tâm lý, tình cảm , hài, nhưng trailer phải mang đc một phần "linh hồn" của phim gốc vào, chứ ko phải là 1 mẩu xác phim gốc được cắt xẻ từa lưa rồi ghép lại một cách thô thiển. Traile rphim Mĩ thì nhiều lắm, chắc ai cũng xem cả đống rồi.

Đây là trailer gôc của Dòng Máu Anh Hùng do hãng phim Chánh Phương thực hiện:



Còn đây là trailer Dòng Máu Anh Hùng - The Rebel do Dragon Dynasty thực hiện:



Hai trailer tạo cảm giác hoàn toàn khác nhau về bộ phim, và khó có thể nói trailer nào hay hơn. Trailer của Chánh Phương khá ổn, vừa thể hiện hành động vưa miêu tả tâm lí tốt, nhưng vẫn mắc phải lỗi không nêu được cụ thể nọi dung sơ lược của phim. Các màn hành động thì phân chia còn dàn trải và bất hợp lí, và vẫn phải khoe diễn viên từ đâu (dù Chánh Tín trong phim này hầu như chẳng có cân lượng gì). Còn trailer của Dragon Dynasty thì đậm chất Mĩ hơn, có thể nói không miêu tả tâm lý tốt như của Chánh Phương nhưng có hệ thống hơn, giới thiệu bối cảnh, nhân vật, hoàn cảnh nhân vật đầy đủ, dễ hiểu, phân chia giữa giới thiệu và cao trào tốt hơn, người xem hiểu hơn về ý tưởng phim. Giả như trailer của Chánh phương được rút gọn đi và làm teaser, còn trailer của Dragon Dynasty làm full trailer thì tốt hơn. Đáng tiếc, trailer do hãng phát hành DVD làm còn hay hơn cả trailer do chính hãng sản xuất làm.

Linh tinh vậy thôi, tôi ko có phim của riêng mình để mà tự làm trailer cũng như ko có hứng làm lại recut trailer. Xem , thưởng thức và phê bình vậy ...
->Read More...

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Poster phim: Khi ý tưởng lớn gặp nhau ...

imagebam.comimagebam.com

Chuyện poster phim này có nét giống poster phim khác, từ chỗ chỉ giống nhau đôi chút ý tưởng cho đến copy i xì đúc một cách trắng trợn đã là chuyện bình thường, khi số lượng phim mới được tung ra ngày một nhiều trong khi các ý tưởng mới ngày càng cạn kiệt. Điểm qua một vài poster có "họ hàng" với nhau nào:

Inception - The Dark Knight

imagebam.com imagebam.com

The Last Samurai - Battle of Wits

imagebam.com imagebam.com

Sex and Zen III - Wonder Woman

imagebam.com imagebam.com

Lara Croft: Tom Raider - Beowulf

imagebam.com imagebam.com

The Matrimony - Protégé

imagebam.com imagebam.com

Yi Yi - The Bourne Ultimatum - Unthinkable

imagebam.com imagebam.com imagebam.com

The Pursuit of Happyness - Martian Child

imagebam.com imagebam.com

Oldboy - Vengeance

imagebam.com imagebam.com

The 5th Commandment - The Transporter

imagebam.com imagebam.com

Seven 2 One - Vantage Point

imagebam.com imagebam.com

Dorian Gray - Perfume: The Story of a Murderer

imagebam.com imagebam.com

True Blood - Jennifer's Body

imagebam.com imagebam.com

Gone in 60 seconds - 100 Miles Rule

imagebam.com imagebam.com

Beyond Suspicion - Under Suspicion

imagebam.com imagebam.com

Cloverfield - NYC: Tornado Terror

imagebam.com imagebam.com

Dead of Winter - Dead in 3 Days

imagebam.com imagebam.com

Sick and the Dead - Ghosts of Goldfield

imagebam.com imagebam.com


Wanted - Juncture

imagebam.com imagebam.com

Star Wars - Tron

imagebam.com imagebam.com

The Bourne Supremacy - 88 Minutes

imagebam.com imagebam.com

The Breakfast Club - American Teen

imagebam.com imagebam.com

The Perfect Witness - Baseline Killer

imagebam.com imagebam.com

The Punisher - Terminator Salvation

imagebam.com imagebam.com

Còn tiếp ...
->Read More...