Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Không có gì ... Phởn tí


Do độ phởn và trình tự sướng của các bạn quá thâm hậu nên không dám ho he tranh dành, gần 5.5 Gb ảnh lọc ra được mấy cái có mặt mình coi được, vậy thôi, nhiều thì cũng rứa ... Mai Châu - Hòa Bình 17/4/2010 ...



 

 

 

 

 
->Read More...

Vài cái tên bị luộc trong "Việt Quang Bảo Hợp"


Việt Quang Bảo Hợp - Once Upon a Chinese Classic aka Just Another Pandora's Box là spoof movie (phim nhái) mới nhất của Lưu Trấn Vĩ - đạo diễn kiêm biên kịch của hàng loạt các phim hài phong cách bựa  mà nổi tiếng nhất là Tây Du Ký Nguyệt quang bảo hạp và Tiên lý kỳ duyên của Châu Tinh Trì, gần đây thì có Thiên hạ vô song, Tình điên đại thánh, Cơ khí hiệp (Transformers Tàu) ... Xét về trình độ làm hàng nhái thì mấy bác Tàu thuộc hàng nhất thế giới, phim nhái cũng một chín một mười với các anh Mẽo, dù không nổi bằng. Xem lần này bác Lưu lôi những phim nào ra xào nấu luộc vào phim của bác nào?

Từ cái tên, dĩ nhiên sườn chính là spoof từ 2 bản Tây Du Ký của Châu Tinh Trì:

http://c.upanh.com/upload/5/431/3L0.9587135_51946_1.jpg



rồi đến Xích Bích:




Matrix:


Thập diện mai phục:

http://c.upanh.com/upload/5/431/TL0.9587136_51946_1.jpg

Olympic Bắc Kinh 2008:

http://c.upanh.com/upload/5/431/CS0.9587137_51946_1.jpg

Kungfu Hustle:



Vô Cực:


Kungfu Panda:


Titanic:


Còn mấy cảnh nữa nhìn quen lắm không nhớ rõ, như mấy cảnh này:



Với mấy vụ như vụ đá đểu sữa melamine của Tào Tháo, cái này xem mới biết được ...

Tạm thế đã, nói chung xem tàm tạm, đúng chuối như mấy cái Tình điên đại thánh, mấy vụ đá đều cũng hay hay, đúng kiểu giải trí rẻ tiền. Ò spoof mà đầu tư ác phết, làm mấy cảnh chiến trường doanh trại spoof của Xích Bích như thật, phải nói là ổn...
->Read More...

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

Review: Clash of the Titans (2010)


Mạch phim quá nhanh, cốt truyện "siêu" đơn giản, nhân vật hời hợt thiếu chiều sâu, kém kịch tính bất ngờ, 3D giả hiệu, kĩ xảo tưởng hoành tráng nhưng không biết tận dụng hợp lí, sạn lỗ chỗ ..., dễ hiểu tại sao Clash of the Titans lại bị giới phê bình dập tơi tả. Chỉ là một phim khá thuần hành động và "xem được", khán giả có thể ngồi thưởng thức trọn vẹn 106 phút phim, nhưng rồi sẽ quên sạch khi vừa bước chân ra khỏi rạp.

Clash of the Titans (CotT) là một dự án phim có thể nói là "dựa hơi" Avatar kha khá. Trước khi Avatar bắt đầu công chiếu thì CotT chỉ là một dự án khá mờ nhạt, dù mang đề tài thần loại Hi Lạp - khá mới lạ so với xu hướng phim dạo gần đây. Ngoài một số hình ảnh filmming còn khá thô trên các tạp chí của Liam Neeson và Sam Worthington thì không còn gì cả, thậm chí tạo hình của Liam Neeson còn bị chê là không phù hợp. Cho đến khi Avatar tung hoành tại các rạp chiếu trên toàn thế giới, thì lúc này CotT mới bắt đầu được chú ý nhờ cái tên Sam Worthington. Lập tức các hình ảnh và trailer của phim trở nên rất hot, và nhà phát hành phim không bỏ qua cơ hội quảng cáo rầm rộ cho bộ phim, nghiễm nhiên biến CotT thành 1 "bom tấn" tiền mùa hè bên cạnh các tên tuổi khác vốn nổi tiếng hơn từ trước như Alice in Wonderland... Thậm chí, ăn theo trào lưu 3-D đang thịnh sau Avatar, Warner Bros đã chuyển CotT từ 2D lên 3D cho hợp thời, khiến cho bộ phim bị lùi ngày phát hành từ 26.3 đến 2.4. Với Sam Worthington+3-D+thần thoại, Warner Bros hi vọng CotT sẽ làm nên chuyện khi được tung ra vào đúng dịp lễ Phục Sinh, và quả nhiên CotT đã đem về hơn 60 triệu USD cho tuần chiếu đầu tiên, một con số khá ổn so với 125 triêu USD đầu tư. Tuy nhiên liệu chất lượng có được như kì vọng hay không? Hãy chờ xem...


Clash of the Titans là bản remake từ bộ phim cũng tên được phát hành năm 1981 (chi tiết thì mọi người coi qua bài preview của bác Linh ở đây). Dựa vào thần thoại Hy Lạp, Clash of the Titans xoay quanh hành trình của Perseus (Sam Worthington), con trai của thần linh nhưng sống giữa loài nguời, tuyệt vọng cứu gia đình mình khỏi bàn tay của Hades (Ralph Fiennes), vị thần của âm ty. Không còn gì để mất, Perseus tình nguyện dẫn đầu nhiệm vụ nguy hiểm chống lại Hades truớc khi hắn tiếm quyền lực từ Zeus (Liam Neeson) và để địa ngục tràn lên dương thế. Chỉ huy một đội quân quả cảm, Perseus buớc vào cuộc phiêu lưu ly kỳ đến thế giới của những vị thần, đối mặt với những quái thú đáng sợ. Clash of the Titan không chỉ là cuộc chiến giữa thiện và ác, mà đó còn là cuộc chiến nội tâm của Perseus, khi anh đứng giữa chọn lựa chấp nhận thân phận là một vị thần, hay chối bỏ định mệnh đã sắp đặt cho anh...

 

Nói nhảm một chút. Tôi thích xem phim dựa trên thần thoại Hi Lạp và Kinh thánh (mang phong cách thần thoại như trong Cựu ước), tiếc là phim thể loại này không nhiều, phim hay thì càng ít. Ân tượng đầu tiên và có lẽ là lớn nhất của tôi về phim thần thoại Hi Lpaj là series Hercules: The Legendary Journeys do Kevin Sorbor thủ vai chính, được chiếu trên VTV3 hồi những năm 1998. Khi đó, hình tượng Hercules với sức mạnh phi thường (+tài sát gái), những cuộc phiêu lưu mạo hiểm và những con quái vật trong thần thoại trở nên cực kì mới lạ và hấp dẫn trong mắt các cô cậu nhóc 8,9 tuổi, và Hercules của Kevin Sorbor một thời trở thành thần tượng anh hùng cơ bắp với tôi :D. Sau này được đọc Thần thoại Hi Lạp thì kiến thức càng được mở rộng, trí tưởng tượng càng bay xa, những câu truyện thần thoại càng trở nên hấp dẫn hơn. Từ đấy, tôi bắt đầu thích các bộ phim dựa trên thần thoại Hi Lạp, với các vị thần và các vị anh hùng, tuy nhiên số lượng phim về thần thoại Hi Lạp không có nhiều, chủ yếu là các phim cũ với kỹ xảo stop motion animation cùi bắp và dài dòng, trong khi các phim dựa trên thần thoại Bắc Âu thì rất đa dạng. Vậy nên tôi khá kì vọng vào CotT, dù CotT là bản remake và nói về Perseus - một bán thần mà so với các anh hùng và thần linh khác như Hercules thì không nổi trội bằng, cũng như các chiến công của Perseus so với Hercules hay các vị thần cũng không hoành tráng bằng. Trước đó, 1 phim dựa trên thần thoại khác là Percy Jackson cũng đa ra mắt nhưng khá dở và nhảm, nên tôi càng kỳ vọng vào CotT có thể vực dậy dòng phim dựa trên thần thoại Hi Lạp vốn rất tiềm năng, có thể tạo thành nhiều tác phẩm hoành tráng đặc sắc. Tuy nhiên, kỳ vọng là một truyện còn thực tế thì lại khác ...


Phiên bản CotT năm 1981 đã được cải biên ít nhiều so với thần thoại, cắt giảm một số nhân vật và chi tiết, đồng thời sáng tạo thêm những chi tiết mới cho cốt truyện hợp lí hơn. Bản remake 2010 tiếp tục cải biên phiên bản cũ theo hướng đơn giản hóa đi, sắp xếp lại tình tiết và chế biến một số chi tiết mới như nhân vật Io, động cơ của Perseus cũng như âm mưu lật đổ Zeus của Hades..., tuy nhiên về cơ bản phim vẫn tập trung vào cuộc phiêu lưu của Perseus - một á thần, con trai của Zeus, với mục tiêu tiêu diệt Kraken - con quái vật của Hades nhằm cứu lấy thành Argos và công chúa Andromeda, cũng như Hades - kẻ đã sát hại cha mẹ nuôi của chàng, âm mưu lật đổ Zeus để trở thành người thống trị đỉnh Olympians. Về cơ bản, CotT là một bộ phim hành động - phiêu lưu có một cốt truyện hết sức đơn giản, chỉ là hành trình của người anh hùng đi tìm sức mạnh tiêu diệt quái vật giải cứu công chúa (nghe cứ như Mario :|), và dù động cơ ban đầu là để trả thù, nhưng điều đó cũng không gây được ảnh hưởng gì lớn đến nội dung. Xuyên suốt bộ phim là hành trình của Perseus đi tìm kiếm sức mạnh tiêu diệt Kraken, với vô vàn khó khăn, thử thách đang chờ đợi người anh hùng phía trước. Với thể loại phiêu lưu, khán giả hồi hộp theo dõi bước đi của nhân vật, hồi hộp chờ đợi những con quái vật, những cạm bẫy bất ngờ, những pha truy đuổi ngoạn mục, những hầm mộ đầy u ám... Tuy nhiên, những gì thể hiện chỉ là một nửa của từ "phiêu lưu". Quái vật à, có đấy, chúng to lù lù nhưng không khiến khán giả hồi hộp khi đối mặt với chúng. Cạm bẫy ư, hình như không, bởi đường đi rất liền mạch, thẳng tắp và nhẹ nhàng. Truy đuổi ư, có đấy, nhưng ngắt quãng và tầm thường. Hầm mộ ư, đến Athena đổ nát thể hiện khá tốt sự hoang tàn, nhưng cảm giác kịch tính khi bị săn đuổi bởi Medusa thực còn kém hơn bản 1981. Một hành trình quá dễ dàng với 1 người anh hùng - 1 bán thần, và điều đó khiến cho sự anh hùng của nhân vật chẳng được thể hiện bao nhiêu. Mọi thứ đều bình bình, kém kịch tính bất ngờ, cứ đều đặn đều đặn diễn ra để rồi kết thúc và sang cảnh mới. Nói CotT là phim hành động thì chính xác hơn là phiêu lưu.


Và bên cạnh cuộc phiêu lưu là về người anh hùng Perseus. Từ trước khi sinh ra anh đã phải chịu bất hạnh: bị ném xuống biển cũng với mẹ, được một gia đình ngư dân cứu vớt, lớn lên thì cha mẹ nuôi và em gái bị Hades sát hại. Không còn lại gì, dù là con trai của thần Zeus vĩ đại, Perseus lao vào cuộc hành trình tìm kiếm sức mạnh tiêu diệt Kraken bảo vệ thành phố Argos và công chúa Andromeda, và còn để trả thù Hades. Perseus được Io - một người phụ nữa bất tử dẫn đường, được thần Zeus ban cho những bảo bối thần kì, được những người bạn đồng hành giúp sức, và trong cuộc hành trình đấy anh dần nhận ra bản thân mình cũng như tìm được tình yêu đích thực. Nghe thì có vẻ to tát, nhưng thực tế thì đơn giản hơn rất nhiều. Mạch phim quá nhanh, nhanh đến độ mỗi cảnh, nhất là những cảnh miêu tả quá khứ đều được cắt gọt đi tối đa, chỉ giữ lại những chi tiết cần thiết nhất. Điều này khiến cho diễn viên không có nhiều đất diễn, dẫn đến việc tâm lí nhân vật không được miêu tả cụ thể, nhân vật thiếu chiều sâu, khó nắm bắt cảm xúc (nhất là các nhân vật phụ, chủ yếu để làm cảnh), dù là nhân vật chính - Perseus cũng không ngoại lệ. Đôi lúc, diễn biến quá nhanh khiến cho khán giả không kịp nắm được hết nội dung cần truyền đạt, và thường có những thắc mắc sau đó. Điều này góp phần làm cho hành trình của Perseus thêm phần nhàm chán, và người ta cũng chẳng biết được tính cách, tâm lý nhân vật chuyển biến như thế nào nữa.


Khác biệt lớn nhất giữa bản gốc và bản remake đương nhiên là kỹ xảo. Những năm 80, để tạo ra những con quái vật khổng lồ, những tai họa khủng khiếp, người ta phải dùng kỹ thuật stop-monition với những hình nộm trông rất dởm đời. Với công nghệ ngày nay, người ta hi vọng những kỹ xảo CGI sẽ tái hiện một cách chân thực nhất những chi tiết thần thoại hoành tráng, kì ảo. Tất nhiên, tạo ra một Pegasus (quên, phim này có cả bầy Pegasus luôn chứ không chỉ có 1 đâu nhé) có cánh bay vút trên bầu trời, một Kraken khổng lồ làm rung chuyển biển cả hay một Medusa thân rắn thoắt ẩn thoắt hiện giờ đây là điều rất dễ dàng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc người ta trầm trồ vì kỹ xảo phim. Kĩ xảo tưởng hoành tráng nhưng không biết tận dụng sao cho hợp lí, không để lại ấn tượng gì đặc biệt. Hình ảnh Pegasus tung cánh trên bầy trời rất đẹp nhưng lại quá ít. Kraken, rất tiếc cho Kraken vì nó thật sự vĩ đại, những người ta không cho nó nhiều không gian và thời gian để tung hoành (thua xa Kraken trong Pirates of the Caribbean). Chỉ có Medusa là tương đối thành công, dù không được mô tả nhiều như bản năm 1981 nhưng Medusa cũng gây được ấn tượng ở vẻ quyến rũ pha "kinh dị", khả năng săn tìm đối thủ và tiếng cười khá rợn. Lũ bọ cạp giữa sa mạc không hiểu sa không gây được nhiều ấn tượng, dù thời lượng xuất hiện khá lớn. Các màn giao chiến cũng thế, khá bình thường, không thấy được sự phi thường của thế giới thần thoại trong đó. Ấn tượng nhất có lẽ là màn xuất hiện của Hades trong đôi cánh đen. Kỹ xảo không tệ, nhưng cũng không đủ ấn tượng. Và đi kèm với đó là một bản phim 3-D tệ hại khó mà chấp nhận được. Được convert từ bản phim 2D, vốn không được chuẩn bị cho hiệu ứng 3-D nên ta rất khó để cảm nhận được hiệu ứng 3-D trong phim, dù là những cảnh quay thể hiện hiệu ứng cao như các cảnh bay lượn. Bù lại, những cảnh tối trong phim, màu sắc trở nên nhòe nhoẹt, với tần suất gấp 10 lần Alice in Wonderland. Có lẽ thưởng thức CotT phiên bản 2D là một lựa chọn hợp lí hơn. Âm thanh của phim bình thường, không có gì để khen hay chê.


Diễn xuất trong phim bị mạch phim nhanh che lấp gần hết, nên khó đánh giá. Nhìn chung các diễn viên đều diễn khá tròn vai (bởi đất diễn đâu có nhiều để thể hiện), trừ 2 nhân vật chính - Peseus và Io. Sam Worthington trong CotT diễn kém hẳn so với trong Avatar, Perseus của Sam hầu như không biểu hiện gì về cảm xúc dù cho anh phải chịu những mất mát to lớn, cũng như những bí ẩn về than thế của mình, vẫn một khuôn mặt trơ trơ như hồi T4. Io của Gemma Arterton lại khá là sến, xuất hiện trong các cảnh quay khá "xuất quỷ nhập thần", vai trò của Io cũng không được thể hiện đầu đủ, khiến ta khó hiểu rốt cuộc tình cảm giữa Io và Perseus nhảy sinh ra sao. Diễn xuất của Gemma Arterton cũng bình thường, không có điểm nhấn (và dù phải trải qua cuộc hành trình đầy gian nan Io lúc nào trông cũng trắng trẻo sạch sẽ đến lạ?). Zeus và Hades đủ "phụ" để Liam Neeson và Ralph Fiennes khỏi phải diễn xuất. Ấn tượng nhất trong phim phải kể đến nhân vật Draco của Mads Mikkelsen, thể hiện một người lính từng trải, nghiêm nghị rất đạt. Cả đống thần linh show ra chẳng để làm gì (có Luke Evans đóng Apollo mà cứ tưởng là Orlando Bloom, cũng chỉ nói được 2,3 câu). Thậm chí 2 gã thợ săn vô danh chuyên chọc cười trong phim còn gây ấn tượng hơn tuyến nhân vật chính. Ngoài ra tôi cũng thích nhân vật hồn ma điều khiển lũ bọ cạp, trông khá đặc biệt, tiếc là không được đầu tư đúng mức. Nếu không, có lẽ bộ phim đã hấp dẫn hơn nhiều.

Có cả đống điều để chê bai Clash of the Titans, và dễ hiểu vì sao giới phê bình thì trù dập tơi tả, còn khán giả thì quên ráo rọi sau khi ra khỏi rạp. Có tiềm năng nhưng không biết tận dụng, khiến cho CotT chỉ trở thành 1 phim hành động "xem được", và nếu Warner Bros có ý định làm tiếp sequel thì hãy lo thực hiện cho tử tế. Điều đáng mừng duy nhất là ít ra CotT đã bước đầu khôi phục lại thể loại phim thần thoại, hi vọng rằng những dự án tiếp theo sẽ thành công hơn.

Đánh giá: 6,5

Poster phim:


imagebam.comimagebam.comimagebam.comimagebam.com

Thông tin phim:

Tên phim: Clash of the Titans
Thể loại: Hành động, Thần thoại, Phiêu lưu
Kịch bản: Travis Beacham, Phil Hay
Đạo diễn: Louis Leterrier
Diễn viên:

Sam Worthington ... Perseus
Liam Neeson ... Zeus
Ralph Fiennes ... Hades
Jason Flemyng ... Calibos / Acrisius
Gemma Arterton ... Io
Alexa Davalos ... Andromeda
Mads Mikkelsen ... Draco

Độ dài: 106 phút
Phát hành: Warner Bros
Phân loại: PG-13
->Read More...

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

Busy ...


Một cuối tuần bận rộn lâu lâu lại chen vào thời gian biểu rảnh rỗi phát nhàm của mình. Ngay đầu tuần là 2 discussion tiếng Anh và tiếng Khựa, mang tiếng group leader mà giờ chưa mần được trang nào, và còn một vấn đề ngoài dự kiến là tc-tt củ chuối củ hành. Uhm, thực ra với 1 sinh viên bình thường như mình, no part-time job, no gf, no money, no wine ... thì đời sinh viên thật quá là rảnh rỗi, nên hầu như không bao giờ phải rơi vào tình trạng thiếu thời gian nếu biết sắp xếp công việc cho tốt. Vấn đề là cái sự sắp xếp thời gian + cái sự lười nó quá lớn và to tát (?) nên đôi lúc không tránh khỏi tình trạng nước đến cổ mới bơi. Uhm, dù sao thì áp lực bận rộn cũng không quá tệ, vì áp lực khiến con người ta làm việc hiệu quả hơn.

Không biết làm gì, ngồi xem lại phim cũ. Phim mới ko có hứng mà xem...

Hơ hơ, không hiểu sao từ trước tới giờ mình chưa bao giờ 1 lần xem trọn cái Sweeney Todd...

Vậy thôi... ->Read More...