Thứ Ba, 1 tháng 6, 2010

Bảo vệ tốt nghiệp ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội 2010


Hè lại về ... Trước mùa thi tuyển sinh ĐH, CĐ, THPT... để gom tân sinh viên, học sinh là các lễ tốt nghiệp để đuổi bớt lũ học sinh, sinh viên cũ ngồi dí trong trường mấy năm rồi cho rảnh nợ. Hôm nay rảnh rỗi vừa đi xem mấy cái bảo vệ tốt nghiệp của lớp Biên kịch, Đạo diễn với Quay phim trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội khóa 26, niên khóa 2006-2010. Trường người ta chẳng liên quan gì đến mình, mà cái trường cũng bé tí nên nói sơ thôi...

Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội tiến hành bảo vệ tốt nghiệp dàn trải từ 10/5 đến 13/6, nhưng đáng kể chỉ có các lớp Đạo diễn, Biên kịch, Quay phim và Lý luận ĐA từ 31/5 đến 2/6. Trong đó lớp Biên kịch tiến hành bảo vệ trong sáng, chiều 2 ngày 31/5 và 1/6, lớp Đạo diễn và Quay phim tiến hành chiếu phim tốt nghiệp ngày 31/5, bảo vệ ngày 1/6, lớp Lý luận ĐA thì thôi hôm đấy đi học mất rồi, mà nghe lý luận mình cũng không ham lắm. Hôm nay tranh thủ đi chút, ban đầu chủ yếu là xem lớp Biên kịch của anh Dương (Cậu ấm ngây thơ) bảo vệ tốt nghiệp như thế nào (và xem trường đào tạo điện ảnh nso thế nào, có học hỏi được tí gì không), tuy nhiên 2 lớp Quay phim với Đạo diễn lại tiến hành chiếu phim tốt nghiệp song song ở 2 phòng chiếu nữa, ham quá nên cứ lượn qua lượn lại mỗi phòng 1 tí. Đùa chứ ai lại làm song song cả 3 lớp 1 lúc thế này,xem cái này lại mất cái kia, thành ra chả có cái gì hoàn chỉnh, nghe bảo vệ lớp Biên kịch cũng chỉ lõm bõm được 4,5 cái kịch bản (hôm nay làm 8 cái, mai nốt 7 cái), lượn qua lớp Đạo diễn coi được có 3 cái phim ngắn, lớp Quay phim cũng chỉ được 3/14 hay 15 gì đấy (có cái list ở đấy mà chụp hơi mờ, mai qua chụp lại), tiếc vật vã, vì trong số 6 phim được coi có mấy cái rất hay, thú vị, đáng nói. Để mấy hôm nữa coi hỏi anh Dương xem có cop về được không xem qua học hỏi chút.

 Lớp Biên kịch là lớp duy nhất hôm nay bảo vệ, về phía thành phần GV thì toàn là các nhà biên kịch, gồm có NBK Đoàn Minh Tuấn, NBK Đinh Thiên Phúc, NBK Trịnh Thanh Nhã, NBK Đoàn Trúc Quỳnh và NBK Nguyễn Anh Dũng. Các thầy cô thay phiên nhau thực hiện hướng dẫn và phản biện. Các sinh viên lần lượt nên trình bày qua kịch bản, rồi đến ý kiến của gv hướng dẫn, sau đó gv phản biện sẽ nhận xét đánh giá, các gv khác nêu ý kiến nếu có, cuối cùng gv chủ nhiệm sẽ có ý kiến cuối cùng. Trung bình 1 kịch bản được bảo vệ trong hơn 1 giờ. Các kịch bản hôm nay thì tôi không có được đọc, chỉ được nghe qua ý tưởng thì có 1 kịch bản lịch sử lấy bối cảnh kháng chiến chống quân Nguyên thời Trần, nhưng thiên về tâm lý hơn hành động (kb An Tư công chúa), 1 kịch bản phim thiếu nhi, ý tưởng không mới mẻ gì cho lắm (2 chú bé), 1 kịch bản tình cảm hài cũng hơi quen quen làm dịp Tết chắc cũng ổn (Tìm chồng), 1 kịch bản chính luận phê phán hiện thực xã hội ở vùng nông thôn thời kì đổi mới theo phong cách Chuyện làng Nhô, Gió làng kình ... (Mục đồng mất trâu), còn lại là kb tâm lý xã hội chủ nghĩa bình thường với motif cũ (chắc thế)(Ngôi nhà lửa, Nhà chật...). Nói chung các kịch bản đầu tiên như An Tư công cháu, 2 chú bé, Tìm chồng ... được đánh giá khá tốt, các kịch bản sau như Nhà chật, Mục đồng mất trâu bị đánh giá kém hơn hẳn (Mục đồng mất trâu còn bị đập khá tơi tả vì viết "hồn nhiên" đến mức đen tối, kinh tởm và hơi có phần "bôi nhọ chế độ"). Sinh viên ngoài giới thiệu ban đầu ra thì hầu như không có cơ hội nói, vì trong suốt thời gian bảo vệ chủ yếu là các gv - các nhà biên kịch phân tích và bình luận về kịch bản cũng như về quá tình của sinh viên, có cái gì hay, cái gì dở, phát triển ra sao thay đổi thế nào... Phải nói là nghe các thầy các cô nói rất vui. Kiến thức, kinh nghiệm xã hội rộng rãi, khả năng trình bày đầy thuyết phục, nhận xét toàn diện về nhiều mặt, không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về ý tưởng thực tế. Mỗi kịch bản được đầu tư, liên hệ với thực tế ra sao, sinh viên viết ra là người thế nào, đề tài nên chọn liệu có phù hợp hay chưa, dẫn dẳt cốt truyện, diễn biến ... tất cả đều được trình bày chi tiết. MÀ được cái các thầy cô cứ chém nhiệt tình, chém tơi tả thì thôi, có mấy mông sinh viên học 4 năm trời quen tính quá rồi mà, nên có nghe chửi thì cũng thấy nó vui vui, vì lâu rồi tôi không có cơ hội thấy giáo viên đại học lại nắm rõ tình hình sinh viên cua rmình được như thế. Không cần phải hiểu biết nhiều về chuyên môn biên kịch, những ý kiến phê bình, nhận xét của các thầy cô cũng rất bổ ích và hấp dẫn, thực tế. Công bằng mà nói, ngồi nghe các thầy các cô nói suốt mấy tiếng đồng hồ tuy có hưoi buồn ngủ thật nhưng cũng rất đáng.


Học hỏi được chút kiến thức điện ảnh lẻ tẻ của các thầy cô. Chỉ làm cái kịch bản thôi mà từ ý tưởng cho tới kịch bản hoàn chỉnh thì còn xa lắm, 4 năm học Biên kịch chưa chắc đã đủ để viết 1 cái kịch bản ra hồn, rồi thì kb của ta còn vướng cái tư duy xã hội chủ nghĩa (cứ kiểu motif thiện thắng ác thua thẳng đuồn đuột, cuối phim kẻ ác toi, giá trị xem lại không cao), nhưng lại đừng "manh động", "bất đồng chính kiến" quá, vì biên kịch thì đầu tiên phải đảm bảo kịch bản có thể qua cửa kiểm duyệt để được lên phim (ở Mĩ, yêu cầu kịch bản là khán giả có thích hay không; ở châu Âu thì yêu cầu nhân vật có cá tính hay không, còn ở Việt Nam yêu cầu có qua được kiểm duyệt hay không ?!). Sinh viên ở cùng nào thì nên làm kịch bản về nơi đấy, con người vùng đấy, đi sâu vào tính cách, con người đặc trưng của mỗi vùng miền mà mình sống, mình hiểu và cảm nhận được đầu tiên, dù phim làm theo đề tài gì, thể loại nào. Nên đi vào các chủ đề dễ tạo nên thương hiệu đặc trưng cho vùng miền nói chung và Việt Nam nói riêng, dựa trên thế mạnh sẵn có như ẩm thực ...Kịch bản điện ảnh 1 phim nhựa dài được coi tương đương 4,5 phim ngắn, phim ngắn có diễn biến, xung đột thế nào phim dài phải gấp 4,5 lần cỡ đó. Một ý tưởng kịch bản nói cơ bản thì luôn tuân theo 4 câu hỏi: 
- Nhân vật  là ai? 
- Nhân vật gặp phải xung đột gì? 
- Nhân vật giải quyết ntn? 
- Nhân vật chuyển biến ra sao? (hình như thế)
rồi từ ý tưởng thành 11 cái kịch bản còn phải qua đủ thứ, chỉnh sửa đủ thứ sao cho hợp lí, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm xã hội, khả năng viết lách .....
 

Nghe chán thì tôi lê la qua 2 phòng chiếu đang chiếu phim tốt nghiệp của 2 lớp Biên kịch và Đạo diễn. Hờ hờ nhìn 2 cái phòng chiếu dù ko to như ở rạp nhưng mà cũng đủ thích mê, ghế ngồi thoải mái, điều hòa mát rượi, gái mà có cái phòng ngồi xem phim như thế thì sướng thật. Có vè xem phim hấp dẫn hơn nghe bảo vệ nên 2 phòng chiếu thường xuyên kín chỗ (dù cái trường này mỗi lớp chỉ có 1 dúm), bên Biên kịch thì thường xuyên còn phân nửa chỗ. Mới xem phim nên chưa bình luận gì, có 1,2 phim hay, 1 vài phim dở, còn lại thì xêm xêm không dở cũng không hay lắm. Khi nào rảnh thì review qua cũng hay. Giờ thì muộn rồi, đi ngủ. Tạm vậy đã ...

Một vài hình ảnh:


Khu vực bảo vệ tốt nghiệp lớp Biên kịch


Panô của lớp


Danh sách kịch bản tốt nghiệp và sinh viện bảo vệ


Các giáo viên tham gia bảo vệ NBK 


Sinh viên lớp Biên kịch trong lúc chuẩn bị


Lên trình bài kịch bản ...


Phòng chiếu phim lớp Quay phim, trông ngon thật ...


Danh sách phim tốt nghiệp lớp Quay phim


Cơ sở liên kết nhìn từ cơ sở cũ của trường


Tôi đây, sinh viên Thương mại đi xem sinh viên Điện ảnh làm tốt nghiệp như thật, tự do như ruồi ...
->Read More...

6 nhận xét:

  1. tìm lại Nguyễn Thanh Thanh Hà
    đang là sv năm 2 khoa Biên Đạo
    người đăng Mr THƯỞNG từ TP.HCM 0986610960
    Xin cảm ơn

    Trả lờiXóa
  2. Mấy năm rồi bạn nhỉ ?

    Ngày xưa mình cũng học Sân Khấu nhưng dang dỡ nữa chừng :(

    Trả lờiXóa

  3. نعمل دائما على توفر خدمات نقل عفش متميزة لاننا افضلشركة نقل عفش بالدمام رخيصةتعمل فى الدمام والاحساء ويمكنك دوما الاستعانة بنا لاننا نوفر افضل سيارات
    نقل عفش بالدمامفقط اتصل بنا بالاضافة الى خدماتنا مثل :

    شركة نقل عفش من جدة الى الدمام شركة نقل عفش من جدة الى الدمام
    شركة نقل عفش بالمدينة المنورة


    شراء الاثاث المستعمل بالرياض

    شركة شراء اثاث مستعمل بالدمام شركة شراء الاثاث المستعمل بالدمام

    Trả lờiXóa