Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2010

Review: Tây Sơn hào kiệt (2010)


Đầu tư 12 tỉ đồng, huy động một số lượng lớn diễn viên quần chúng cùng voi, ngựa, bối cảnh rộng lớn, được giới thiệu rùm beng trên báo chí truyền thông, là bộ phim cổ trang ra mắt sớm nhất trong số các dự án phim kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội... Tây Sơn hào kiệt của đạo diễn Lý Huỳnh được kì vọng sẽ một tác phẩm hay về đề tài lịch sử của nước nhà. Tuy nhiên, hi vọng vẫn chỉ là hi vọng, 12 tỉ đồng cho bối cảnh, phục trang, diễn viên quần chúng ... cũng như cố gắng của các diễn viên chính đã bị chính kịch bản, biên kịch, chỉ đạo nghệ thuật và quay phim giết chết. Khách quan mà nói, Tây Sơn hào kiệt chỉ là cải lương dưới lớp vỏ phim ảnh, với vô số chi tiết cười ra nước mắt vì sự "lôm côm" đó.

Chú ý: bài này sẽ hầu như chỉ có chê với chê, vì thực tế người xem chưa thấy nên khen ở chỗ nào cả, và sẽ cố gắng không đi sâu vào tiểu tiết ...

Dựa trên kịch bản "Ngàn năm thương nhớ" của nhóm tác giả: Cao Đức Trường, Phạm Thùy Nhân và NSND Huy Thành, phim Tây Sơn hào kiệt kéo dài 90 phút, dựng lại một quãng thời gian trong cuộc đời hào hùng của Nguyễn Huệ - Quang Trung. Trong quãng thời gian đó, anh hùng Nguyễn Huệ chạm mặt và bắt đầu mối tình với Công chúa Ngọc Hân, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc phò Lê - diệt Trịnh và phim kết lại với hình ảnh chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử khi chỉ 10 vạn quân Tây Sơn đánh 20 vạn quân lính nhà Thanh, tiến đến giải phóng Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789.

Với nội dung phim như vậy gói gọn trong 90 phút thì sẽ khó mà đi sâu được vào từng chi tiết. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các chi tiết trong phim được xây dựng một cách cụt ngủn. Ngay từ đầu phim, khán giả đã được chứng kiến trận chiến quân Tây Sơn đánh chiếm phủ chúa Trịnh, để "show" Nguyễn Huệ cùng cả lố quân lính, đại bác. 6 phút phim, là cảnh giao chiến 1 cách lộn xôn. Sau đó, Nguyễn Huệ vào yết kiến Lê Hiển Tông, được vua phong chức. 10 phút. Sau đó, vua già yếu, cho gọi Ngọc Hân công chúa tới và nói sẽ gả cho Huệ, công chúa không ưng. 5-10 phút. Rồi từ đó cho đến khi công chúa và Nguyễn Huệ "kết" nhau và làm đám cưới, đâu có đúng 3 cảnh, 15 phút, chưa đến 20 câu thoại (lưu ý, 2 người kết hôn ko phải do ai ép buộc nhé - ít nhất là tôi thấy như thế). Từng cảnh quay, từng chi tiết vội vàng, sơ sài, cụt một cách đáng ngại, cứ như tất cả các chi tiết ấy chỉ là thủ tục cho có, cuối cùng là một kết quả hiển nhiên mà ai cũng biết rồi (!?), khỏi phải dài dòng làm gì. Điều này khiến cho bộ phim đậm chất cải lương - khi mà chi tiết quá ước lệ và giản lược, khiến cho khán giả cảm thấy khá hẫng và tức cười bởi sự sơ sài đó. Chi tiết Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân yêu rồi lấy nhau chỉ qua vài câu nói (dù trước đó Ngọc Hân ko biết gì về Nguyễn Huệ) như phim Mĩ. Cả đoạn phim mở đầu đánh nhau om sòm nhưng chẳng giới thiệu được lấy 1 câu Nguyễn Huệ là ai, rồi đến những cảnh hành quân, chiến đấu, hô hào quân sĩ... thỉnh thoảng chêm vào, nhân vật trong 1 cảnh nói vài ba câu rồi hết. Phim chuyển cảnh liên tục, khá giống với kiểu của Star Wars, phân chia đều đều thời gian xuất hiện của các nhân vật rồi cố nhồi nhét sao cho ai cũng có mặt, nhưng chẳng ai được nói đầy đủ. Không rõ là do kịch bản gốc như vậy hay biên kịch lố tay cắt xẻo chi tiết quá đáng, nhưng hậu quả của nó thật sự rất tệ.


Cụt ngủn và sơ sài, nhưng Tây Sơn hào kiệt vẫn có những thứ dư thừa, sến và cải lương. Thực ra nói thừa thì chưa hẳn đúng, mà là phân cảnh bất hợp lí thì hơn. Tỉ dụ như mấy cảnh luyện voi, ừ thì có tập võ cưỡi ngựa thì cũng có luyện voi chứ sao, nhưng đội tượng binh trong phim hầu như không có vai trò gì, cảnh cho vào không cần thiết. Chi tiết người dân ra đón quân Tây Sơn chẳng khác gì trên sân khấu tuồng chèo, nó giả tạo và bất hợp lí, không tạo được cảm xúc quân dân gì cả. Rồi những nhận vật, những chi tiết cố nhồi nhét vào rồi để đó hay gây bất hợp lí, như nhân vật Nguyễn Thiếp, Nguyễn Nhạc hay luyện tập Hùng Kê Quyền... Rồi những cảnh chiến đấu, ôi thôi chết cười với những cảnh chiến đấu trong phim, với vài chi tiết sáng tạo mà quả thật không hiểu làm sao giữa chiến trường mà có thể nghĩ ra được. Uhm, những điều đó để cho phần sau thì hơn.

Thoại phim là một thảm họa. Như trên đã nói, cảnh phim bị cắt xén tối đa, nên thoại nhân vật cũng vì vậy mà trở nên không thể ngắn hơn được nữa. Nhưng thoại ngắn mà lại rất dở. Vì nó lặp đi lặp lại, khuôn sáo và rỗng tuếch. Nguyễn Huệ, xuyên suốt các cảnh quay là những câu nói khách sáo như diễn tuồng, trên sa trường thì chỉ Tốt lắm, giỏi lắm ... này nọ, úy lạo quân sĩ thì ngoài mấy câu "Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ" thì ... hết, còn mục đích, chiến lược, kế hoạch ... ư, quân sĩ và khán giả tự hiểu nhé. Cả phim, dù là nhân vật chính nhưng Nguyễn Huệ chẳng nói được mấy câu về binh pháp hay quân sự, nên dù cố miêu tả như một vị tướng nhưng Nguyễn Huệ trong Tây Sơn hào kiệt chẳng thể hiện được chút tài năng quân sự nào. Nhân vật chính đã như thế thì nhân vật phụ cũng chẳng khá hơn. Nhưng không rõ có phải vì là phụ hay không mà dù vẫn sáo và nhàm, thoại của các nhân vật phụ khác như công chúa Ngọc Hân, Lê Chiêu Thống lại thể hiện nhân vật khá phù hợp, vì cứ như tuồng hay cải lương là được rồi. Nói đến độ chuối trong thoại phải nói đến mấy tay giặc Thanh. Không hiểu tướng tá kiểu gì, mà nói nghe còn dởm hơn tuồng, loanh quanh cứ "tiến lên", "giết chúng", rồi giữa chiến trường ác liệt vẫn bình tĩnh đứng vô tư " Ngươi là ai, ta không giết kẻ vô danh tiểu tốt" - "Ra ngươi là Quang Trung, chỉ là giặc cỏ" - "Ta sẽ hóa kiếp cho ngươi", đến nản. Không rõ người viết kịch bản nghĩ thế nào, cứ thoại thế này trẻ con tiểu học xem còn thấy mắc cười nữa.


Cái sự đáng bàn tiếp theo chính là dàn dựng và chỉ đạo nghệ thuật của phim. Với sự đầu tư lớn về mặt nhân sự, phục trang, bối cảnh... như đạo diễn công bố thì dĩ nhiên khán giả sẽ kì vọng được thưởng thức sự đặc sắc của một bộ phim cổ trang đúng nghĩa. Quả nhiên ngay từ đầu phim, khán giả đã được thưởng thức những màn giao đấu khá hoành tráng với sự tham gia của rất nhiều quân lính 2 bên, có đại bác bắn ầm ầm, có khói lửa cháy nổ. Những sự hoành tráng lại được thể hiện bằng sự lộn xộn, nhộn nhạo một cách tệ hại. Dường như dàn dựng những cảnh chiến đấu lớn hay chỉ đạo diễn xuất cho nhiều diễn viên trong phim thật sự là quá sức, khi mà người ta không thể làm gì hơn dù có cả một lực lượng hùng hậu để sử dụng. Nhiều quân lính, nhưng đánh địch mà cứ lao vào thành cả đống người lố nhố, vung vít lung tung thì đánh đấm kiểu gì. Chỉ đạo võ thuật trong phim không rõ làm ăn thế nào, phim có bao nhiêu võ sư ... mà đánh đấm vẫn cứ như cải lương, khua vài phát rồi bay lên ngã xuống ... như phim. Lại còn cho Nguyễn Huệ bay bay nhảy nhảy như phim chưởng Hồng Kông nữa. Các cảnh đóng quân, hành quân với số lượng diễn viên khá lớn, nhưng dàn dựng bối cảnh khá tồi khiến cho quân lính bị dàn trải, không tập trung, không tạo được cảm giác đông đảo hùng tráng. Các cảnh chiến đấu như tấn công đồn Ngọc Hồi, quân lính ào ạt xông lên một cách vô tổ chức chẳng đâu vào đâu, tạo cảm giác ô hợp nhiều hơn. Sự ngây ngô bất hợp lí trong các các cảnh giao chiến rất nhiều, nhiều ở tầm vĩ mô luôn. Ai đời bên phòng thủ để bên tấn công bắn cung tên, đại bác qua ầm ầm, rồi khi địch đến gần bèn ... mở cửa xông ra đánh địch, bị te tua rồi mới ... quay lại bắn tên ra. Đang đánh nhau ác liêt, tự nhiên 2 tướng 2 bên đứng lại nhìn nhau, hỏi nhau như thật (đã dẫn thoại ở trên). Rồi Nguyễn Huệ còn nghĩ ra kiểu "tướng đánh với tướng" hệt như trong Tam Quốc, mà không hiểu rằng đây là một trận tập kích, địch bị tấn công bất ngờ, ta đánh nhanh tiêu diệt gọn không hơi đâu mà dừng lại chơi trò đấy như trong Tam Quốc, lúc 2 bên ở giữa chiến trường giao chiến trực diện. Có mấy cảnh bắn đại bác lặp đi lặp lại, voi ngựa chắc ít quá nên chẳng làm được gì mấy, chém nhau xài slow-mo mà cứ như bị giật hình. Kĩ xảo thì xem trailer biết rồi, hoàn toàn có thể thông cảm được, nhưng lỗi kĩ xảo cũng không lớn bằng lỗi chỉ đạo. Bối cảnh đồn Ngọc Hồi hay thành Thăng Long nhỏ hẹp thì có thể chấp nhận được do khách quan, nhưng những sai lầm trong dàn dựng và chỉ đạo như thế thì thật khó có thể hiểu được. Chưa kể còn hàng loạt sạn nhỏ lẻ tẻ mà nếu kể ra, chắc phải sa thải chỉ đạo nghệ thuật của phim luôn. Dường như chỉ đạo nghệ thuật của phim đã quen với các dàn dựng bối cảnh ước lệ trên sân khấu, nên với bối cảnh điện ảnh không có được sự chi tiết và tính chuyên biệt cần thiết (không phối hợp được với quay phim để tạo hiệu quả hình ảnh). Thật sự đáng tiếc.


Bên cạnh sự thất bại của chỉ đạo nghệ thuật còn có phần của quay phim. Ở những cảnh nhỏ, phim dùng rất nhiều cảnh cận, nhưng lại chẳng đặc tả được bao nhiêu diễn biến tâm lý của nhân vật, thậm chỉ lạm dụng một cách thái quá khi xài cảnh cận với công chúa, rồi chuyển sang quay ... cung nữ, rồi vụt cái lại quay công chúa, cứ như cố gom cảnh vào cho nhiều, trong khi những góc máy quay xung quanh nhân vật lại khá ít, gây cảm giác nhân vật luôn đóng phim trong 1 căn phòng vậy. Ở những đại cảnh lớn quay phim lại lạm dụng góc quay từ trên xuống nhằm thể hiện độ hoành tráng, nhưng xin lỗi cảnh thiên nhiên thì hoành tráng thật còn cảnh người thì phân tán lộn xộn. Góc quay kém đa dạng, thiếu sáng tạo, kết hợp với dàn dựng không ăn ý khiến cho hiệu quả hình ảnh của phim đạt được khá thấp. Tất nhiên cũng có một số cảnh quay đẹp như cảnh quay ngoại cung Lê Chiêu Thống, hay cảnh Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân trên thuyền rồng, nhưng đó là thiểu số. Âm thanh cũng không tốt, các cảnh chiến đấu âm thanh lộn xộn và chói tai, không đặc tả, âm nhạc chủ yếu là các bản nhạc hùng tráng nhưng nhiều chỗ dùng bất hợp lí, khiến hiệu quả âm thanh cũng không như ý (cụ thể ra sao các bạn tự xem phim và cảm nhận thì tốt hơn). Thêm 1 vấn đề khá cỗ hữu nữa, Nguyễn Huệ là người Bình Định, bộ sậu nhà Lê đều là người Bắc nhưng đều nói tiếng Nam, còn mấy cha nhà Thanh lúc thì chơi tiếng Việt, lúc chơi tiếng Hán, mỗi tội tiếng Hán nghe rất chói tai và khó chịu.


Diễn xuất của diễn viên bị chính kịch bản và biên kịch chèn ép. Thoại tệ hại và ngô nghê khiến cho diễn xuất của diễn viên dù thế nào cũng khó mà thể hiện hết được. Thêm nữa, biên kịch cắt xén cảnh quay quá nhiều nên phim chủ yếu là cảnh ngắn, diễn viên nói là nhiều còn diễn xuất nội tâm thì hầu như không có, hay nếu có thì lộ liễu một cách ấu trĩ và tầm thường. Bởi vậy cảm nhận nhân vật và diễn xuất không được sâu sắc. Nguyễn Huệ không thể hiện được tầm của một vị tướng tài, công chúa Ngọc Hân vẫn chỉ là một công chúa, một người vợ hiền bên chồng là tướng lĩnh. Có vai Lê Chiêu Thống cũng vợ là thể hiện khá tốt, không nhiều đất diễn nhưng khán gải cũng thấy được độ "ngu" của Lê Chiêu Thống và độ "gian" của Nguyễn Thị Kim. Còn về vai diễn Tôn Sĩ Nghị và Sầm Nghi Đống thì có vẻ đã tưởng tượng và phóng đại hơi quá đà, dù có là giặc nhưng chẳng ai nghĩ 2 tên tướng thống lĩnh tận 20 vạn địa quân lại ấu trĩ và ngu ngốc như trong phim được.

Tóm lại, Tây Sơn hào kiệt chỉ là cải lương dưới lớp vỏ phim ảnh, với vô số chi tiết cười ra nước mắt vì sự "lôm côm" đó. Từ kịch bản, nhân vật, dàn dựng bối cảnh, tình tiết ... đều phù hợp với sân khấu hơn là màn ảnh rộng rất nhiều. Có thể tôi hơi cực đoan khi đánh giá phim thấp như vậy, nhưng thực sự với những kì vọng của bản thân thì Tây Sơn hào kiệt là một tác phẩm gây thất vọng rất lớn, kể cả giá trị tư tưởng cũng hầu như không thể truyền tải được một cách thuyết phục. Hi vọng rằng những Thái sư Trần Thủ Độ, Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long sẽ thành công hơn và mang lại cảm tình về phim cổ trang Việt nhiều hơn đến cho khán giả.

Thông tin phim:

Tên phim: Tây Sơn hào kiệt
Thể loại: Hành động, Lịch sử
Kịch bản: Cao Đức Trường, Phạm Thùy Nhân, NSND Huy Thành
Đạo diễn: Lý Huỳnh
Diễn viên:

Lý Hùng ... Nguyễn Huệ / Quang Trung
Thùy Lâm ... Công cháu Ngọc Hân
Công Hậu ... Lê Chiêu Thống
Mộng Vân ... Nguyễn Thị Kim
NSND Thế Anh ... Nguyễn Hữu Chỉnh
NSND Đoàn Dũng ... Tôn Sĩ Nghị

Độ dài : 90 phút
Nhà sản xuất: Hãng Phim Hội Nhà Văn VN ->Read More...

16 nhận xét:

  1. Cảm ơn! Nhờ bài review này mình sẽ không tốn tiền đi xem phim này :D

    Trả lờiXóa
  2. Đọc bài review này mình có cảm nhận là bạn có TÂM, hiểu biết và chu đáo. Giá mà những người làm phim này cũng có được cái TÂM, hiểu biết và chu đáo như vậy thì nền điện ảnh VN chắc cũng không đến nỗi tồi tệ như bây giờ!

    Trả lờiXóa
  3. Nhan xet hay va chan that ,cam on :)

    Trả lờiXóa
  4. Lý Hùng mà diễn xuất thì ở nhà xem cải lương hay hơn : không có hồn, màu mè...!!!!

    Trả lờiXóa
  5. ban na`y nhan xet hay qua', du'ng la` 1 nha` phe bi`nh phim, no'i that chua xem qua nhung toi cung doan duoc phim nhu the nao roi tai vi` phim made in Ly Huynh ma` hihi

    Trả lờiXóa
  6. Mọi người đừng xem phim này, thật sự dở tệ, tác giả bài này đăng rất giống ý mình, => điểm 3/10. Đừng phí tiền vô ích

    Trả lờiXóa
  7. Lý Hùng đóng còn hơn đám diễn viên trẻ ngày nay đóng. Bọn nhóc bây giờ thì chỉ thích hot boy hot girl thôi . Cứ nổi tiếng thời trang là nó ủng hộ tuốt luốt.

    Trả lờiXóa
  8. Các ông giỏi thì làm phim cho bà con xem đi ạ, phim lịch sử được như thế là quý lắm rồi ( dù tôi chưa được xem phút nào cả )

    Trả lờiXóa
  9. Mình chưa chính thức xem phim nên chưa biết thế nào, nhưng mà xem trailer phim thì mình thấy có trong hội thoại hình như toàn cải lương đã thấy bất ngờ và không muốn xem rồi. Việc bạn nói " ai giỏi..." thì không đúng, dù sao đây cũng là bộ phim nói về lịch sử, mà lịch sử mà không thể hiện được cái oai hùng thì thà không có còn hơn. Rồi Thế giới nhìn vào họ sẽ thấy Việt Nam thế nào? lịch sử ra sao? rồi việc đó cũng ảnh hưởng rất lớn tới tư duy về lịch sử của thế hệ trẻ. tuy nhiên đây là những bộ phim đầu về lịch sử. Mong rằng các nhà làm phim sẽ chú ý và rút ra kinh nghiệm để làm được những bộ phim tốt hơn, hay hơn để cho "dân ta phải biết sử ta". và giảm bớt sự hiểu biết lịch sử TQ rõ hơn lịch sử Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  10. co lẽ mấy người là những công ty fiml chống với Lý Huỳnh Film nên mới chê bai ngta như thế, ne5u1 làm được như người ta thì hẳn nói, chứ đừng rảnh nói ra những lời này cho tốn mực

    Trả lờiXóa
  11. Toi cung chua xem, nhung cung doan phim co trang Viet Nam thi han nhieu san lam, vi nuoc minh cung chua lam nhieu ve loai phim nay ma. Nhung du sao thi cung nen don nhan nhung co gang cua cac nha lam phim, cung phai co nhung cai do ban dau thi moi co nhung cai hay tiep theo duoc chu. Cu ngoanh mat di thi dau co dong luc de lam tiep dau.
    P/S: Nhung noi thanh cai phim Ly Thai To - Duong toi thanh Thang Long thi kho chap nhan qua, nhu la phim Trung Quoc long tieng Viet Nam vay. Chiu! (Toi moi xem trailer ma kho chiu qua!)

    Trả lờiXóa
  12. tui may hay wa co phim thi coi di hog coi thi de nguoi khac ngoui ta coi bai dat phe binh gi? che phim viet nam, tui may che dao dien che dien vien xem lai tui may di co lam duoc nhu nguoi ta ko? tui may chi la do du thua trong xa hoi thui.do phe thai thui,bai dat che phe phan.nguoi ta lam phim nay ra muc dih nay la ji? la chi muon con nguoi viet nam minh nhin lai lich su nhin lai nhung j ma ong cha thua xua de lai moi co ngay hom nay.bay gio moi de ra tui may do con ko biet nua tui may dag tu boi tro tret trau zo mat ma con hog biet dung la cai thu vo dung bai dat phe phan nhan xet . cho tui may song tren dat nuoc nay cug nhu ko thui. tui may ranh thi kiem j lam di. chu tao thay tui may wen coi wen nguon het rui. bay gio la thoi hien dai dieu do ai cug cong nhan het. nhug ko vi the ma tui may co quyen phe phan nguoi ta. dat nuoc minh dag tren da phat trien, xa hoi cug dag dan thay doi,vi the bon tre nhu tui may co biet gi ve van hoa, ve cai dep, ve lic su cua dan toc dau chu. chi biet song va vui ve phe phan nguoi khAC thoi that la......thiet doc xong nhug loi phe phan cua may nguoi tui thay xau ho wa. ko biet may nguoi nghi nhu the nao ma giam phe phan nguoi ta nhu vay, da nguoi ta kuc kho dong va lam ra bo phim cho moi nguoi xem ui,dug hok......? neu minh ko thich thi thui, lam gi ma phe phan nguoi ta nguoi ta noi minh ko co van hoa ko co y thuc nhu vay nguoi ta se ko ton trong minh se xem thuong minh do. nghi lai di minh da co duoc trinh do nhu nguoi ta chua? co the tao ra mot bo phim nhu nguoi ta chua? ko co chua co chu j? zay ma phe phan nhuoi cai j hog bit nua ah. con kai anh anthony nguyen gi do. chac ban cug la nguoi viet nam ha? ban thay bai rewei j do hay la ha? zay ban noi tac gia ko co tam ah! neu nguoi ta ko co tam thi tai sao nguoi ta lam bo phim noi ve lich su nay chi ha ban? nham muc dich gi? de nho lai , on lai lich su thui ha ban ha....cai do ban nen xem lai caiTAM cua minh lai ,minh that su la ai? co phai la nguoi viet nam ko?...tom lai moi nguoi hay la moi nguoi dug chay theo nhug kai ma minh ko nen co , cung nhu nhug j minh ko nen noi thi dung co noi lam nhu zay chi chung to minh la nguoi ko tot ma thui. chao cac ban nhe,,,,,,,,,,.Suy nghi la di minh la ai? minh dc song dang song o tren dat nuoc nay dag co cuoc song ko co chien tranh cug nho ai, nho ai ma co tui minh.

    Trả lờiXóa
  13. NGUYẾN ANH TÀI_ SINH VIÊN ĐH BÀ RỊA VŨNG TÀU
    xem một bộ phim các bạn hảy quan tâm đến chất lượng diển xuât chứ. mình thấy đây là một bộ phim đầu tư có chất lượng mang đậm màu sắc truyền thống việt nam. Các bạn chỉ thích những bộ phim do những ca sỹ đóng thôi sao. đó là những bộ phim mà kịch không ra kịch cải lương không ra cải lương, diển xuất thậm tệ đến mức không thể tưởng tượng được. Chắc các bạn đánh giá một bộ phim hay là phải có "hot boy,hotgirl" phải không? sai lầm rùi đó các bạn ah! Hảy có những suy nghỉ đúng đắn khi chọn phim và thể loại phim mà xem nhé. hiện nay đang có những loại phim "rẻ tiền" đang du nhập vào việt nam đến mức không kiểm soát được, đó là phim kiếm hiệp của Trung Quốc, phim "lảng mạn " cảu Hàn Quốc" đó. toàn là thứ cho không cả đấy. các bạn biết không DTH Long An chuyên gia chiếu phim TRung Quốc rẻ tiền đấy. hình như là Trung Quốc cho không hay sao ý. còn nữa ngay cả một ĐTH như VTV3 cũng " ăn ngày ăn đêm" với phim Trung Quốc nữa, chắc là VTV3 đang quảng cáo, giới thiệu văn hóa Trung quốc cho các thế hệ trẻ VN hay sao ý. VĂn hóa Vn chưa hiểu hết mà lại đi truyền bá văn hóa Trung Quốc không biết????. ngày nào cứ 18h mà bật VTV3 lên xem thì chỉ toàn là Phim TRung Quốc. một bộ phim như "tây sơn hào kiệt" mang đậm bản sắc VĂn hóa VN thì lại đem đi chiếu rạp, thử hỏi có mấy người có cơ hội để xem phim đó. Cũng biết là vì tiền, nhưng chẵng lẽ đồng tiền lại ảnh hưởng lớn đến thế sao?? Vì đồng tiền mà các nhà làm Phim, các ĐTH( VTV, LONG AN< VLONG< ĐONG NAI.........) lại đem phim HÀn QUốc, TRung QUốc... vào để quảng bá văn hóa người ta, để làm sai lệch suy nghĩ của giới trẻ vậy à? là người Vn Thì hảy tự hào những gì mà chúng ta có! hảy hành động để thay đổi !@!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  14. tai vi dien anh viet nam chua tien hoa dc,no con tho so qua ma,phim viet bay gio chi chay theo xu huong la tien nhieu,dc cai mac thoi chu chat luong thi oi thoi.minh thay chan nhat la phim Ly Cong Uan k biet bo van hoa va nha lam phim do luc xua co hoc van hoa lich su Viet Nam minh k nua,con het chuyen lai giao cho TQ lam phim mih,thiet la chan,coi phim do chag tha di muon phim hai ve coi hay hon,lam mat nen van hoa Viet Nam.Nhung it ra phim tay son hao kiet do hon phim LCU,nhin trag phuc con dc hon.Thoi thi mong sao may ong bo van hoa va cac nha lam phim di phau thuat lai tham my va trinh do van hoa cua cac vi ay lai di,chu kieu nay cac nuoc lang gieg nhin vao dan Viet Nam ma cuoi noi rang co phim lich su ma lam k xong di nho nuoc thu dich lam dum thi nuoc do se con the nao nua?

    Trả lờiXóa